Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không nhận về sự quan tâm khá nhiều của khách hàng? Cùng tìm hiểu nâng mũi cấu trúc tháo ra được không thông qua thông tin tư vấn chuyên môn của Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải để giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định.
Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Theo Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải chia sẻ: Trường hợp tháo sụn có thể do khách hàng muốn thay đổi dáng mũi, không hợp với chất liệu sụn. Trong trường hợp chất liệu nâng mũi không phù hợp với cơ thể, việc tháo ra làm lại sau khoảng 3 tháng là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, quyết định loại bỏ chất liệu sụn nâng mũi phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mũi và cơ thể. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo quá trình tháo sụn diễn ra an toàn và hiệu quả, cũng như không gây biến chứng.
Việc tháo sụn nâng mũi chỉ nên thực hiện khi có ý định muốn thay đổi dáng mũi hiện tại hoặc khi mũi gặp các biến chứng sau phẫu thuật, không còn thẩm mỹ sau thời gian dài. Bạn cần lưu ý việc tháo sụn có thể ảnh hưởng đến hình dáng. Tháo sụn chỉ được khuyến khích trong những trường hợp sau
Trường hợp mũi bị biến dạng do tai nạn hoặc chấn thương, việc tháo sụn mũi đã nâng là cần thiết để sửa chữa cấu trúc và hình dáng. Cũng có trường hợp khách hàng thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc tại những cơ sở kém chất lượng dẫn đến mũi bị lệch, hếch, lộ sụn, viêm nhiễm,…Cùng với các tình trạng như nhiễm trùng sau phẫu thuật, dẫn đến tình trạng chảy dịch, mủ từ vết thương. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả lâu dài đối với sức khỏe và tính thẩm mỹ của mũi.
Trong trường hợp sụn được cấy ghép quá dài so với cấu trúc tự nhiên của mũi, có thể gây ra tình trạng mỏng da ở đầu mũi, khiến cho vùng da này trở nên bóng đỏ và mất đi tính thẩm mỹ tự nhiên.
Cơ thể có thể phản ứng với vật liệu sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân được sử dụng trong quá trình nâng mũi, bao gồm các phản ứng dị ứng, kích ứng, hoặc cảm giác khó chịu tại vùng mũi. Việc này đòi hỏi sự can thiệp y khoa để thay đổi hoặc loại bỏ sụn cấy ghép, nhằm đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, dù kết quả nâng mũi đạt được là một chiếc mũi cao và thanh tú, nhưng lại không tạo ra sự hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Trong tình huống này, việc điều chỉnh hoặc tháo bỏ sụn cấy ghép có thể được xem xét nhằm đạt được vẻ đẹp cân đối, hài hòa với các đặc điểm khác của gương mặt.
Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc có đau không? Review chia sẻ thực tế từ các chị em
Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không theo bác sĩ chia sẻ có thể sửa lại hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện tại địa chỉ uy tín, nơi có bác sĩ có chuyên môn và công nghệ hiện đại. Quá trình sửa lại mũi sau nâng đòi hỏi quy trình cẩn thận, tỉ mỉ và phức tạp hơn so với lần phẫu thuật ban đầu.
Việc sửa lại mũi phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng khách hàng thực hiện. Trường hợp mũi chỉ bị biến dạng nhẹ, bác sĩ điều chỉnh bằng kỹ thuật không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu cần khắc phục các vấn đề như vỡ xương hoặc thiếu hụt mô mềm, phẫu thuật sửa lại mũi là lựa chọn không thể thay đổi.
Trước khi quyết định sửa lại mũi, việc nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ là quan trọng để đánh giá tình trạng hiện tại và chọn phương pháp phù hợp nhất. Sửa lại mũi cũng đi kèm với chi phí và thời gian phục hồi vì vậy cần xem xét kỹ lưỡng để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật.
Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không đã được giải thích chi tiết phía trên cho bạn đọc. Vấn đề đặt ra là khi nào có thể tháo sụn mũi cấu trúc để đảm bảo an toàn.
Thời gian tốt nhất tháo sụn ngay là sau khi hoàn tất quá trình nâng mũi cấu trúc (trong khoảng 10 – 15 ngày đầu). Lúc này, các mô mũi chưa kết hợp chặt chẽ với phần sụn mới được đặt nên quá trình tháo sụn dễ dàng hơn và ít gây tổn thương cho mô mũi.
Một thời điểm lý tưởng để tháo sụn mũi cấu trúc là ít nhất 3 tháng sau phẫu thuật. Ba tháng là khoảng thời gian cần đợi cho mũi ổn định hoàn toàn trước khi tiếp tục can thiệp chỉnh sửa.
Bạn liên tục phẫu thuật xâm lấn trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và dáng mũi. Vì vậy, nếu không gặp phải biến chứng cần tháo bỏ sụn ngay lập tức, khách hàng nên giữ tâm lý thoải mái và tuân thủ quy trình nghỉ dưỡng hợp lý để cơ thể phục hồi tốt. Khi mũi đã đạt được hình dạng và vào dáng ổn định, việc tháo sụn mũi để chỉnh sửa lại cũng vẫn kịp thời gian.
Đọc thêm: Nâng mũi cấu trúc bao lâu hết sưng? Các cách giảm sưng hiệu quả
Quy trình tháo sụn nâng mũi và khắc phục các biến chứng thường tuân theo các bước chuyên môn và cẩn thận sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho khách hàng về tình trạng mũi, biết được nhu cầu và nỗi đau để đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm đạt hiệu quả mũi đẹp và khỏe. Ứng dụng máy 3D mô phỏng mới, bác sĩ phác đồ dáng mũi trước khi phẫu thuật để khách hàng có thể nhìn thấy được tương lai sau khi nâng.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp cải thiện, chất liệu, kĩ thuật và ưu đãi đi kèm
Bác sĩ lựa chọn phương pháp cải thiện, chất liệu, kĩ thuật và ưu đãi đi kèm cho khách hàng dựa trên mong muốn.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ
Khách hàng được hoàn thiện hồ sơ trước với đầy đủ thông tin đề hỗ trợ cho quá trình quản lý, chăm sóc sau này.
Bước 4: Xét nghiệm máu, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn (kiểm tra huyết áp)
Khách hàng được kiểm tra huyết áp, làm các xét nghiệm máu đông, máu chảy, HIV và viêm gan B để đảm bảo đủ điều kiện an toàn phẫu thuật. Khách hàng cam kết không có thai trong quá trình phẫu thuật. Đối với trường hợp nghi ngờ có thai được tiến hành xét nghiệm thai.
Bước 5: Chuẩn bị trước phẫu thuật
Khách hàng được thay đồ, tẩy trang để chuẩn bị phẫu thuật trong tình trạng tốt nhất.
Bước 6: Đưa khách hàng vào phòng phẫu thuật, lắp máy kiểm tra dấu hiệu sinh tồn
Khách hàng được kiểm tra mạch, nồng độ oxy trong máu và đo nhịp tim, huyết áp để đảm bảo sức khỏe của khách hàng đủ điều kiện phẫu thuật.
Bước 7: Thông báo về ca phẫu thuật cho khách hàng
Khách hàng được giới thiệu ekip mổ bao gồm bác sĩ, điều dưỡng phụ. Bác sỉ check lại thông tin của khách hàng 1 lần nữa, thông báo các bước của ca phẫu thuật cho khách hàng. Thông báo cho khách hàng bắt đầu vào ca phẫu thuật.
Bước 8: Sát khuẩn
Khu vực xung quanh mũi sẽ được tiến hành sát khuẩn cẩn thận đảm bảo vô khuẩn.
Bước 9: Gây tê
Khu vực xung quanh mũi được gây tê tại chỗ giúp khách hàng không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Đối với trường hợp nặng, bác sĩ thực hiện tiền mê để đảm bảo an toàn.
Bước 10: Thực hiện phẫu thuật
Bác sĩ sẽ tiến hành thao tác phẫu thuật, rút bỏ toàn bộ chất liệu sụn cũ ra ngoài qua đường khoang mũi một cách cẩn trọng và chính xác, nhằm giảm thiểu tổn thương và hạn chế rủi ro.
Bước 11: Đóng vết mổ
Sau khi thao tác phẫu thuật hoàn tất, vết rạch sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ. Đường khâu thường được giấu kín bên trong khoang mũi, giúp không để lại sẹo hoặc dấu vết của cuộc phẫu thuật sau khi bình phục.
Bước 12: Chăm sóc hậu phẫu
Sau phẫu thuật, khách hàng sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, giảm thiểu khả năng xảy ra biến chứng và đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn.
Quy trình này yêu cầu sự chuyên môn cao và kỹ thuật tinh tế từ phía bác sĩ phẫu thuật, cũng như sự hợp tác đầy đủ từ phía khách hàng để đảm bảo thành công của quá trình điều trị.
Tham khảo thêm: Nâng mũi cấu trúc ở đâu đẹp, an Toàn? Địa chỉ uy tín cho bạn lựa chọn
Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không sau khi tìm hiểu kỹ cũng nên biết cần làm gì sau khi tháo sụn. Cùng tham khảo các công việc mà bạn nên thực hiện sau khi tháo nẹp mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu gặp các triệu chứng không mong muốn như sưng đau kéo dài, chảy máu, hoặc nhức tấy sau phẫu thuật, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để được tư vấn và điều trị. Quan trọng là bạn không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp được chỉ từ người quen hoặc sử dụng thuốc mua ở các cửa hàng thuốc tây mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Để chăm sóc mũi, bạn có thể sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày, đặc biệt trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Dung dịch muối giúp làm sạch mũi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại. Bạn hãy thực hiện quy trình rửa mũi 2-3 lần/ngày, đặc biệt khi gặp trường hợp chảy dịch. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi được bác sĩ kê đơn để giảm sưng tấy và tăng cường lưu thông khí qua mũi.
Mặc dù, thói quen chạm vào mũi khi suy nghĩ hay ngại ngùng là khá khó kiểm soát nhưng bạn nên cố gắng hạn chế tối đa hành động này để không gây ảnh hưởng quá nhiều. Cho đến khi mũi hoàn toàn lành, bạn cũng không nên trang điểm để đảm bảo an toàn cho quá trình phục hồi.
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần tránh các hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và giảm nguy cơ tổn thương cho mũi.
Các hoạt động như chạy bộ, nhảy, tập thể dục hoặc vận động lớn từ cơ thể nên tránh để giảm thiểu áp lực và nguy cơ gây chấn thương cho vùng mũi phẫu thuật.
Nếu muốn tiếp tục tập luyện thể dục, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về các hoạt động nhẹ nhàng và an toàn có thể thực hiện trong quá trình phục hồi.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp cho quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Dưới đây là những vấn đề mà bạn nên chú ý khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Bên cạnh tìm hiểu nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không, khách hàng cũng có nhiều câu hỏi được quan tâm khá nhiều. Dưới đây là những vấn đề mà bạn nên tham khảo để hiểu rõ về tháo sụn mũi.
Thời gian lành sau khi tháo sụn mũi thường dao động từ 7 đến 10 ngày. Trong những trường hợp phức tạp, khi sụn mũi được tháo ra cần phải bóc tách khoang mũi, mũi có thể thấp hơn, da chùng xuống và thường mất khoảng 1 tuần để mũi hồi phục hoàn toàn.
Tháo sụn mũi được coi là dạng tái phẫu thuật nâng mũi. Sau khoảng 3 đến 6 tháng sau khi tháo sụn cũ, bạn có thể xem xét tiến hành nâng mũi lần 2. Lúc này, mũi điều chỉnh độ đàn hồi và trở về trạng thái bình thường nên quá trình nâng mũi lại đảm bảo an toàn.
Để đảm bảo quá trình phục hồi sau khi tháo sụn nâng mũi, kiểm soát chế độ ăn uống rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây sưng nề kéo dài hoặc để lại sẹo xấu.
Tất cả các loại thực phẩm này cần được kiêng cữ trong khoảng 1 tháng. Đối với những người có cơ địa dễ tổn thương nên kiêng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, khi mũi đã ổn định hoàn toàn. Bạn nên bổ sung rau củ quả tươi và uống đủ nước cũng giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
Tại Việt Nam, giá tháo sụn mũi dao động từ khoảng 5 – 7 triệu đồng một ca. Tuy nhiên, giá cụ thể của dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, trình độ, kinh nghiệm, danh tiếng của bác sĩ, thương hiệu và uy tín của cơ sở thẩm mỹ, phương pháp tháo sụn và phục hồi.
5 – 7 triệu đồng một ca là chi phí đơn lẻ cho việc tháo sụn mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn tháo sụn để tái nâng mũi lại lần nữa thì chi phí có thể khác biệt.
Để tránh việc nâng mũi cấu trúc xong phải tháo ra do không ưng ý, hoặc gặp biến chứng không mong muốn, ngay từ đầu bạn nên chọn địa chỉ uy tín. Bạn nên ưu tiên lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn. Nếu có nhu cầu tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ Thẩm mỹ Như Hoa để được hỗ trợ và tư vấn rõ ràng. Dưới đây là hình ảnh của Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải đã thực hiện cho rất nhiều khách hàng mà bạn có thể xem xét.
Nâng mũi cấu trúc do Thẩm mỹ Như Hoa thực hiệnNâng mũi cấu trúc có tháo ra được không với những thông tin chia sẻ đầy đủ phía trên mong muốn mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan. Nếu khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn thăm khám phẫu thuật, chỉnh sửa mũi vui lòng liên hệ Thẩm mỹ Như Hoa thông qua số hotline 097.406.2222 để được hỗ trợ.
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?