Đa phần mọi người đều nghĩ rằng ai cũng có thể tiến hành thẩm mỹ nâng mũi. Trên thực tế, việc sửa mũi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người thực hiện. Một số người có tiền sử huyết áp, tim mạch hay cách bệnh lý khác sẽ không được chỉ định thực hiện. Dưới đây là các bệnh không được nâng mũi mà những người đang có ý định nâng mũi cần lưu ý.
Việc đảm bảo sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ trong phẫu thuật nâng mũi mà còn áp dụng cho tất cả các loại hình phẫu thuật khác. Đặc biệt, các trường hợp mắc bệnh cao huyết áp thường không được khuyến khích thực hiện phẫu thuật nâng mũi do nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn trong quá trình phẫu thuật có thể tăng cao.
Tuy nhiên, với những người có tình trạng huyết áp đã được kiểm soát, việc thực hiện phẫu thuật vẫn có thể được cân nhắc, miễn là họ trải qua một đánh giá sức khỏe toàn diện và nhận được sự đồng ý cùng sự theo dõi chặt chẽ từ phía bác sĩ chuyên môn trước, trong và sau khi phẫu thuật diễn ra.
Mặc dù nâng mũi được xem là một phương pháp an toàn, nhưng không phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác cũng không được khuyến khích cho nhóm đối tượng này, vì sức khỏe của họ không đủ điều kiện để thực hiện quá trình phẫu thuật.
Những người mắc bệnh tim mạch thường trải qua cảm giác căng thẳng và lo lắng cao hơn trong quá trình phẫu thuật, khi huyết áp và nhịp tim không ổn định có thể gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi bao lâu phải làm lại? Chuyên gia giải đáp cho từng loại nâng mũi
Người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi cân nhắc phẫu thuật nâng mũi. Bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình lành vết thương và khó kiểm soát lượng máu chảy trong và sau phẫu thuật, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết của mình và duy trì nó trong phạm vi an toàn có thể vẫn được xem xét cho phẫu thuật nâng mũi, cần phải được theo dõi, thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ và bác sĩ chuyên khoa điều trị tiểu đường trong suốt quá trình phẫu thuật và hồi phục.
Trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi cũng như các phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn. Nguyên nhân phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không thể thực hiện nâng mũi là vì việc sử dụng thuốc tê/thuốc mê khi phẫu thuật, thuốc kháng sinh sau nâng mũi, thành phần có chứa trong các thuốc này có thể dẫn đến việc chất này được hấp thụ vào sữa mẹ và có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe của em bé.
Hơn nữa, tốc độ hồi phục của phụ nữ đang mang bầu thường chậm hơn người bình thường, bởi khi này các chất dinh dưỡng đã được dùng để nuôi thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc xem xét phẫu thuật nâng mũi nên được hoãn lại cho đến khi con đã được cai sữa mẹ hoàn toàn và sức khỏe của mẹ sau sinh đã ổn định.
Tình trạng máu khó đông là một vấn đề đáng lo ngại, khiến cho máu không thể tự đông và dễ chảy ra ngoài khi gặp tổn thương. Điều này tạo ra nguy cơ lớn hơn cho người bệnh, khi họ có thể gặp phải tình trạng chảy máu không kiểm soát, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì thế, trong trường hợp này, việc thực hiện phẫu thuật nâng mũi thường không được các chuyên gia khuyến khích.
Trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật thẩm mỹ nói chung cũng như phẫu thuật nâng mũi nói riêng, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm và kiểm tra chức năng đông máu. Chức năng đông máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho quá trình phẫu thuật. Trong trường hợp chức năng này không ổn định, bạn có thể được điều trị bằng thuốc phù hợp cho đến khi tình trạng máu được kiểm soát.
Đối với các phẫu thuật có tính xâm lấn cao, mất máu là điều không thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có máu khó đông, hoặc mắc các vấn đề về đông máu. Mất máu lớn và khó đông trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra tử vong…
Thông tin liên quan: Nâng mũi có cần xét nghiệm máu không? Các thủ tục khi nâng mũi
Các trường hợp không phù hợp để tiến hành phẫu thuật nâng mũi bao gồm những người mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, đối với những người nhiễm HIV, với hệ thống miễn dịch suy yếu, việc nâng mũi có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Trong quá trình thực hiện các phương pháp thẩm mỹ, đặc biệt là phẫu thuật nâng mũi, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
Việc tìm hiểu các bệnh không được nâng mũi là điều thực sự rất quan trọng. Sức khỏe không tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi quyết định tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn về các dịch vụ thẩm mỹ, đừng ngần ngại liên hệ với Thẩm mỹ Như Hoa qua số hotline 097.406.2222. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch hẹn và cung cấp tư vấn trực tiếp, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn khi quyết định về phẫu thuật nâng mũi.
Dịch vụ nâng mũi có thể bạn quan tâm:
Nâng mũi bọc sụn sườn – Phương pháp cho dáng mũi đẹp toàn diện
Có nên tiêm filler thu nhỏ đầu mũi? Thông tin cần biết để tiêm filler mũi an toàn
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?