Thẩm mỹ Như Hoa – Cách đây không lâu, có một bác sĩ trẻ hỏi tôi điều này: “Đối với những ca phẫu thuật phức tạp và kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, có bao giờ anh đánh mất sự tỉnh táo và bỏ quên một chi tiết nào đó không?”. “Đấy là điều không thể!”, tôi khẳng định, vì sự sai lầm như vậy là điều cấm kỵ.
Lời khẳng định của tôi là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, với cương vị là một vị tiến sĩ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ tại Việt Nam, được đào tạo bài bản, tôi không cho phép bất cứ sai lầm nào (dù là nhỏ nhất) tồn tại trong phòng phẫu thuật của mình.
“Sai thì sửa”, nhiều người vẫn quan niệm như thế. Đúng là có những lỗi sai có thể khắc phục, sửa chữa và thay đổi, nhưng sai lầm trong y khoa là một điều cấm kỵ, vì nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người.
Đọc tới đây, chắc sẽ có ai đó tặc lưỡi bảo rằng: “Cái ông Tống Hải này nói thì dễ và hay lắm. Nhưng, tôi chả tin! Ông đã làm thế nào mà lại hạn chế được tối đa các sai lầm khi phẫu thuật?”.
Là một trong năm tiến sĩ thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay và cũng là một trong những bác sĩ đầu tiên tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ (Viện Bỏng Quốc gia) thực hiện thành công kỹ thuật vi phẫu – một kỹ thuật có độ khó cao, giúp xử lý các cấu trúc nhỏ và phức tạp như mạch máu, dây thần kinh có đường kính chỉ vài milimet. Tất nhiên, để làm được điều đó, tôi cũng có những “bí quyết” của riêng mình.
Mấu chốt là, trước mỗi ca phẫu thuật, dù là đại phẫu hay tiểu phẫu, tôi đều soạn sẵn một “kịch bản” chi tiết trong đầu và thuộc lòng nó một cách nhuần nhuyễn.
Kịch bản đó bao gồm toàn bộ các giai đoạn bắt buộc của ca phẫu thuật. Ở từng giai đoạn, tôi lại chia nhỏ chúng thành các “thì” khác nhau và chỉ đạo ê-kíp hành động cụ thể theo đúng kế hoạch sẵn có. Cũng nhờ “thuộc bài” mà tôi luôn chủ động trong mọi tình huống, không lo mắc phải sai sót hay bỏ quên một chi tiết nào.
Hình dung một cách đơn giản hơn, công việc trên giống như tôi đang vẽ một bức tranh. Ban đầu là phác thảo bố cục, sau đó là bổ sung các chi tiết nhỏ và cuối cùng là trau chuốt cho từng nét vẽ để hoàn thiện tác phẩm của mình.
Làm trong ngành thẩm mỹ, tôi nhận thấy, điều mà khách hàng băn khoăn, lo lắng nhiều nhất chính là vẻ ngoài sau phẫu thuật. Đa phần, các chị em đều mong muốn sở hữu nét đẹp tự nhiên, không lộ dấu vết dao kéo và không đại trà.
“Phẫu thuật theo kế hoạch chặt chẽ, đã được vạch sẵn từ đầu thế kia thì cũng an toàn thật đấy. Thế nhưng như vậy thì còn chỗ đâu cho sự sáng tạo? Làm đẹp theo một khuôn mẫu có sẵn, ai cũng giống ai khác nào tự biến bản thân thành người có vẻ ngoài “công nghiệp”, đẹp nhưng… phổ biến quá!
Chưa kể, nếu như trong quá trình phẫu thuật, xuất hiện một sự cố vượt ngoài kịch bản, bác sĩ có giải quyết được không hay đành phải ‘bó tay’ đầu hàng?”, những câu hỏi có nội dung “na ná” thế này, tôi thường xuyên nhận được từ phía khách hàng và đôi khi là từ cả những đồng nghiệp còn rất trẻ.
Thật ra, sự sáng tạo và yếu tố khác biệt đã được tôi thiết kế sẵn vào kịch bản của mình ngay từ khâu lên ý tưởng và phác thảo. Cụ thể, ở giai đoạn tiền phẫu, tôi thường nghiên cứu tình trạng của từng khách hàng, bệnh nhân một cách rất kỹ lưỡng.
Sau đó, tôi mới tự mình tìm kiếm phương án phù hợp và an toàn nhất đối với họ. Khi ấy, mỗi trường hợp sẽ đều có một kịch bản phẫu thuật riêng biệt, không thể có chuyện trùng lặp 100%.
Mọi vấn đề có khả năng gặp phải trong quá trình phẫu thuật, tôi đều phải tiên liệu sẵn. Có như vậy, tôi nói riêng và cả ê-kíp nói chung mới không lúng túng nếu lỡ “va” phải sự cố và sẽ giải quyết chúng một cách nhanh chóng, chính xác.
Theo tôi, bản thân các tình huống cũng là khởi nguồn của sự sáng tạo. Bởi lẽ, một vấn đề đôi khi sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau, mấu chốt là phải xác định được phương án tối ưu.
Ví dụ, đối với thao tác gọt sụn nâng mũi, dáng mũi sẽ do chính bác sỹ quyết định, gọt ra sao, tạo hình thế nào tùy thuộc vào lựa chọn và tay nghề của mỗi người. Cốt là, sau phẫu thuật, kết quả phải đẹp, hài hòa với gương mặt khách hàng và duy trì được lâu dài.
Còn một điều cực kỳ quan trọng nữa, đó là: Muốn vẽ nên một bức tranh đẹp, cần phải có cả tài năng lẫn sự am tường về hội họa. Muốn tính toán một kịch bản phẫu thuật ít rủi ro nhất, cần phải có cả đôi bàn tay khéo léo, cùng khối óc của người bác sĩ.
Chung quy lại, khi sở hữu nền tảng kiến thức y khoa vững chắc cùng đôi bàn tay điêu luyện, khéo léo, thạo việc, một người bác sĩ như tôi sẽ không còn quá ngại ngần mỗi khi phải đối mặt với các tình huống “khó nhằn” trong phòng phẫu thuật.
Đó cũng là lý do thôi thúc tôi không ngừng cải thiện trình độ cũng như tay nghề của bản thân thông qua việc nghiên cứu thêm nhiều tài liệu nước ngoài, và “tầm sư học đạo” ở những nơi có ngành phẫu thuật thẩm mỹ phát triển nhất. Vừa học hỏi, tôi vừa kết hợp với thực hành để rèn luyện đôi bàn tay, đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm phẫu thuật để xứng đáng với danh hiệu là tiến sĩ thẩm mỹ có tâm và có tầm tại Việt Nam
Đặc thù nghề nghiệp không cho phép tôi lơ là, dù chỉ là 1 mili giây trong phòng phẫu thuật. Một sự cố y khoa nhỏ cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vậy nên, việc chuẩn bị và lập kịch bản kỹ lưỡng luôn được tôi hoàn thành một cách nghiêm túc và chỉn chu.
Nếu phải tóm gọn lại “bí quyết” thực hiện thành công hàng chục nghìn ca phẫu thuật trong suốt gần 20 năm qua vào một câu duy nhất, tôi chắc chắn đó sẽ là: “Victory loves preparation” – Chiến thắng cần có sự chuẩn bị.
Theo BS.Tiến Sĩ Tống Hải chia sẻ – Diễm Trang ghi (DepNhuHoa.vn)
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?