Sau phẫu thuật nâng mũi, việc chăm sóc và cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp vết thương nhanh lành, giảm sưng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Vậy nên vệ sinh mũi như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước làm sạch mũi đúng chuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời giải đáp những thắc mắc thường gặp trong quá trình hồi phục
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo từng giai đoạn
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh mũi sau nâng phù hợp với từng giai đoạn, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và hạn chế rủi ro nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng
Trong 48 giờ đầu tiên, bạn cần chườm lạnh nhẹ nhàng để giảm sưng viêm và hạn chế tụ máu. Lưu ý, không chườm trực tiếp lên vùng mũi mà chỉ áp dụng ở vùng trán và hai bên mũi.
Từ ngày thứ 3 trở đi, bạn bắt đầu chườm ấm để kích thích lưu thông máu, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Khi vệ sinh, bạn nên:
Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ từ trong ra ngoài vết thương ngày 2 lần, tránh tác động mạnh.
Dùng gạc y tế khô để thấm nhẹ sau khi vệ sinh, hạn chế để vết thương ẩm ướt, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Không tự ý bôi thuốc hoặc đắp lá dân gian, vì có thể gây kích ứng hoặc làm vết thương lâu lành.
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng
Cách chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ
Sau 7 – 10 ngày, khi đã cắt chỉ, vết thương bước vào giai đoạn ổn định, lúc này bạn không cần chườm đá hay chườm ấm nữa. Tuy nhiên, cần lưu ý:
Tiếp tục vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn.
Tránh sờ nắn, chạm mạnh vào mũi trong ít nhất 1 tháng để tránh làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
Không sử dụng kính nặng trong ít nhất 4 tuần để tránh gây áp lực lên sống mũi.
Không nên chơi thể thao mạnh hay bơi lội trong 2 – 3 tháng để tránh tác động mạnh đến mũi.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh thực phẩm gây sẹo lồi như hải sản, thịt bò, đồ nếp.
Khoảng 1 tháng sau khi cắt chỉ, bạn có thể hoạt động bình thường, nhưng cần lưu ý cách chăm sóc mũi này cần có sự hỗ trợ và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. Tuân theo hướng dẫn và lịch tái khám để đảm bảo quá trình hồi phục mũi được thuận lợi, mang lại kết quả tốt nhất.
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng nếu có hiện tượng nhiễm trùng
Nếu thấy mũi có dấu hiệu bất thường như:
Sưng tấy kéo dài sau 10 ngày mà không thuyên giảm.
Tiết dịch màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi.
Chảy mủ, đau nhức dữ dội hoặc sốt cao.
Bạn tuyệt đối không tự điều trị bằng mẹo dân gian, thay vào đó hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ đánh giá mức độ nhiễm trùng. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê kháng sinh hoặc thuốc chống viêm phù hợp.
Lúc này, cách vệ sinh mũi sau nâng cũng cần đặc biệt cẩn thận:
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý nhiều lần hơn trong ngày để làm sạch dịch mủ.
Không dùng tay chạm vào vùng mũi để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
Không tự ý uống thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Để đảm bảo quá trình hồi phục mũi được thuận lợi, bạn cần tuân theo lịch tái khám định kỳ và liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Các lưu ý khi vệ sinh sau nâng mũi
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, việc chăm sóc và vệ sinh đúng cách là yếu tố quan trọng giúp mũi hồi phục nhanh chóng và hạn chế các biến chứng. Dưới đây là các lưu ý quan trọng về cách vệ sinh mũi sau khi nâng mà bạn cần thực hiện để bảo đảm quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:
Vệ sinh nhẹ nhàng: Khi vệ sinh vùng mũi, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch được bác sĩ chỉ định để làm sạch vết thương. Hạn chế lau chùi mạnh vì có thể gây tổn thương cho vùng da mới hồi phục.
Sử dụng bông gòn sạch: Khi lau vùng mũi, hãy dùng bông gòn mềm và sạch, không dùng khăn giấy hay các vật liệu thô ráp. Điều này giúp tránh nhiễm trùng và giữ vết thương luôn sạch sẽ.
Tránh động vào vết thương:Những ngày sau nâng mũi, vết thương bắt đầu dần phục hồi vì thế bạn có thể cảm thấy hơi ngứa. Tuy nhiên bạn cần phải hạn chế sờ nắn, va chạm mạnh vào vết thương. Việc động vào vùng mũi quá nhiều có thể gây ra nhiễm trùng và ảnh hưởng đến hình dáng mũi sau này.
Không rửa mặt bằng nước mạnh: Trong tuần đầu sau khi nâng mũi, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là nước nóng hoặc lạnh. Thay vào đó, hãy dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng xung quanh mặt.
Theo dõi dấu hiệu bất thường: Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, đỏ rát hoặc có mủ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn bác sĩ: Đừng quên lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra tiến độ hồi phục và cắt chỉ. Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng, đúng thời gian để vết thương nhanh chóng giảm sưng tấy.
Việc tuân thủ đúng cách vệ sinh mũi sau khi nâng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế sẹo xấu và đảm bảo kết quả phẫu thuật đạt được như mong đợi. Luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm nào mà không có chỉ định.
Hạn chế đụng chạm vào vết thương sau nâng mũi
Hậu quả nếu vệ sinh mũi sai cách
Mũi có thể bị nhiễm trùng nếu không thực hiện đúng cách vệ sinh mũi sau khi nâng. Đây là tình trạng nguy hiểm với kết quả phẫu thuật cũng như có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết nếu mũi bị nhiễm trùng:
Sưng đỏ kéo dài: Sau vài ngày sau phẫu thuật thì mũi có thể sưng đỏ nhưng sau đó sẽ giảm dần. Tuy nhiên nếu dài ngày mà dấu hiệu sưng đỏ này không giảm thì bạn cần thăm khám xem đây là do cơ địa hay vết thương có vấn đề
Cảm giác đau tăng dần: Sau phẫu thuật nâng mũi khoảng 1 ngày đầu thì mũi sẽ có cảm giác đau nhẹ nhưng nó sẽ dần giảm đi. Tuy nhiên nếu sau vài ngày mà cảm giác này vẫn không giảm mà còn có hiện tượng tăng lên, mũi căng, đau nhức thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để tránh bị nhiễm trùng
Vết thương không khô: Nếu những vết cắt trên vùng mũi không khô mà vẫn có dấu hiệu chảy dịch hay thậm chí có mủ trong thời gian dài thì đó là dấu hiệu mũi đang bị nhiễm trùng. Bạn hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ ngay nhé!
Sốt: Đây là tình trạng phổ biến nếu bạn chẳng may bị nhiễm trùng sau nâng mũi. Nếu sau phẫu thuật nâng mũi mà vết thương không khô thì có thể có dịch mủ chảy kèm theo triệu chứng sốt. Và lúc này, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời
Mũi có dấu hiệu thâm đen: Tình trạng này cho thấy mũi đã nhiễm trùng nặng và cần được xử lý kịp thời. Nếu không kịp xử lý thì có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ, thậm chí là tính mạng của bạn
Nói đến những cái tên uy tín trong giới nâng mũi đẹp lâu và đạt chuẩn y khoa tại Hà Nội thì không thể nào không nhắc đến cái tên Thẩm mỹ Như Hoa. Khách hàng đến với nơi đây luôn nhận được nhiều lợi ích tốt nhất phải kể đến như:
Địa điểm nâng mũi đẹp lâu, chuẩn y khoa tại Hà Nội – Thẩm Mỹ Như Hoa
Đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ chuyên môn cao: Khách hàng sẽ được trực tiếp làm đẹp bởi Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, một trong năm tiến sĩ thẩm mỹ đầu tiên của Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm và đã thực hiện đến hơn 20.000 ca phẫu thuật nâng mũi. Cùng đồng hành là Thạc sĩ thẩm mỹ Lê Hùng với gần 10 năm kinh nghiệm làm đẹp trong lĩnh vực này.
Trang thiết bị hiện đại: Đặc biệt nhất là công nghệ mô phỏng Vectra XT 3D giúp khách hàng có thể thấy được diện mạo của mình sau khi thực hiện nâng mũi để có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp.
Công nghệ mô phỏng Vectra XT 3D tại thẩm mỹ Như Hoa
Chế độ chăm sóc tận tâm: Các điều dưỡng viên đồng hành 1:1 từ ngày đầu tiên cho đến sau khi nâng mũi, giải đáp 24/7 mọi thắc mắc mà khách hàng đang quan tâm.
Tư vấn không chèo kéo: Như Hoa còn có mức giá dịch vụ rõ ràng, minh bạch và công khai tại website vì thế khách hàng không lo bị chèo kéo và kê giá
Chế độ bảo hành lâu dài: Khách hàng cũng sẽ cảm thấy an tâm với chế độ bảo hành rõ ràng với chế độ bảo hành sụn trọn đời và bảo hành form dáng từ 1 đến 10 năm
Hy vọng từ các chia sẻ trên, bạn đã có được cách vệ sinh mũi sau khi nâng để góp phần giúp vết thương nhanh phục hồi và dáng mũi đẹp như ý. Và để được bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu tư vấn và trực tiếp làm đẹp cho mình thì hãy gọi ngay cho thẩm mỹ Như Hoa nhé!