Thẩm mỹ Như Hoa – Ngay từ khi mới chập chững bước chân vào cổng trường đại học, những người theo đuổi nghề y như chúng tôi đã luôn được răn dạy rằng: “Lương y như từ mẫu”. Câu nói này như một lời nhắc nhở, người bác sĩ chân chính phải có trái tim yêu thương, dốc lòng, dốc sức chăm sóc cho bệnh nhân và coi họ như “máu mủ, ruột già”.
Thế nhưng, trải qua gần 20 năm trong nghề, tôi dần chiêm nghiệm ra thêm một điều là… bên cạnh lòng nhân ái, một người bác sĩ thực thụ còn phải sở hữu cái đầu lạnh và một trái tim sắt đá, cứng cỏi.
Lý do đầu tiên là bởi: “Bất kỳ ai muốn trở thành bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật thì nhất định phải vượt qua được vô số nỗi sợ”.
Lại nói, ngay chính bản thân tôi, hồi còn là sinh viên y khoa năm nhất, năm 2, tôi học kiến thức nền tảng và thực hành trên các mô hình là chủ yếu. Lúc ấy, tôi cũng chưa biết sợ là gì, vẫn tự tin mình là một thanh niên bản lĩnh, cứng cỏi. Thế mà lần đầu tiên thực sự giải phẫu trên cơ thể người, tôi vẫn không thể tránh khỏi cảm giác rờn rợn, sởn gai ốc.
Không riêng gì tôi mà không ít bạn học khác cũng vậy. Có người thậm chí còn ngất lịm đi. Nhưng sau đó, chúng tôi vẫn buộc phải vượt qua nỗi sợ ấy để tiếp tục việc học. Vậy mới nói, ai “yếu tim” thì khó lòng mà theo được nghề bác sĩ.
Nhìn mãi, tiếp xúc mãi rồi cũng thấy quen. Lắm lúc, tôi và các đồng nghiệp còn trêu nhau thế này: “Người bình thường đang đi đường mà bị ai dọa thì sẽ giật mình, hoảng hốt. Còn mấy ông bác sĩ mà bị dọa thì cứ tỉnh bơ, có khi còn quay ra trêu ngược lại ấy chứ”.
Thế nhưng, nỗi sợ kể trên vẫn chưa phải là khủng khiếp nhất. Điều thực sự khiến cho không ít bác sĩ như tôi phải lo sợ chính là: sai lầm và sự cố y khoa. Bởi, một lỗi sai dù là nhỏ nhất của chúng tôi trong quá trình phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng.
Với nỗi sợ này, cách khắc phục tốt nhất là không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức, nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm qua từng ngày. Tôi tin rằng, có nền tảng chuyên môn vững chắc và thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc “chuẩn y khoa” thì người bác sĩ sẽ hạn chế được tối đa những sai lầm, rủi ro khi chẩn đoán và điều trị cho mọi người.
Đặc biệt, nếu chẳng may có sự cố phát sinh xảy ra trong lúc phẫu thuật, thì việc hoang mang, sợ hãi chỉ càng làm cho tình hình rối loạn và tệ hơn mà thôi. Ngay tại thời điểm đó, người bác sĩ cần thực sự tỉnh táo, tập trung cao độ để tìm ra phương án xử lý tối ưu. Cái đầu “lạnh” lúc này là vô cùng cần thiết!
Lý do thứ hai, trái tim kiên định, cứng cỏi còn đặc biệt quan trọng vì nó sẽ giúp người bác sĩ vượt qua được áp lực nghề nghiệp.
Việc gánh trên vai sức khỏe, tính mạng và sắc đẹp (đối với lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ) của bệnh nhân/khách hàng sẽ luôn tạo ra một áp lực vô hình, đè nén lên người bác sĩ.
Ngoài ra, một bác sĩ sẽ buộc phải làm quen với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi nhiều về cả chất xám và thể lực, nếu không đủ kiên định, cứng cỏi, thì chuyện stress, mỏi mệt và chán nản là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bản thân tôi có những ngày phải thực hiện cả chục ca phẫu thuật, đôi khi còn có cả những ca vi phẫu kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, tiêu tốn sức lực khủng khiếp. Bận tối mắt, tối mũi, quỹ thời gian dành cho bản thân và gia đình cũng hạn hẹp.
Nhưng được cái, tôi “cứng” lắm, không dễ dàng từ bỏ đam mê với công việc. May mắn thay, gia đình cũng hiểu và ủng hộ tôi hết sức. Vây nên, bám trụ trong ngành y suốt gần 20 năm nay, tôi vẫn cứ bền bỉ theo đuổi và yêu nghề như vậy đấy!
Lý do cuối cùng, một trái tim “sắt đá” còn là thứ “vũ khí” giúp người bác sĩ vượt qua được không ít cám dỗ.
Với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có cơ sở làm đẹp của riêng mình, tôi và toàn bộ nhân viên tại Thẩm mỹ Như Hoa luôn tuân thủ nguyên tắc này: “Không bao giờ vì chạy theo lợi nhuận mà coi nhẹ quyền, lợi ích, sắc đẹp và sức khỏe của khách hàng”.
Nhiều chị em tìm đến Thẩm mỹ Như Hoa để lắng nghe tôi tư vấn làm đẹp. Không ít trường hợp tự ti vì… gương mặt nhạt nhòa quá, không có nét nào nổi bật cả.
Khách muốn làm mắt, môi, cằm,… làm hết, thấy chỗ nào không vừa ý là đều muốn sửa. Chẳng lẽ lại… “ĐẬP ĐI XÂY LẠI” theo yêu cầu của khách, tranh thủ “sale” thêm một loạt dịch vụ?
Nhưng lương tâm của một người bác sĩ KHÔNG CHO PHÉP tôi tham cái lợi trước mắt ấy. Gặp những trường hợp như vậy, tôi đều cẩn thận quan sát kĩ tổng thể gương mặt của khách hàng, sau đó tư vấn một vài điểm nếu được chỉnh sửa có thể thực sự mang lại những thay đổi tích cực nhất.
Giúp khách hàng sở hữu nét đẹp chuẩn y khoa, không đại trà, an toàn và thực sự phù hợp với bản thân mới là điều mà tôi luôn hướng tới, chứ không phải là lợi nhuận hay hư vinh nhất thời.
Tóm lại, nếu như ai đó hỏi tôi, bí quyết để đứng vững trong ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ suốt gần 20 năm qua là gì, tôi sẽ tự tin trả lời rằng, đó chính là sự kết hợp giữa đạo đức nghề nghiệp, lòng nhân ái với cái đầu lạnh và một trái tim “sắt, đá”, cứng cỏi!
Tiến sĩ Bác sĩ Tống Hải chia sẻ – Diễm Trang ghi (DepNhuHoa.vn)
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?