Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn, gây viêm và tổn hại nhiều cơ quan trên cơ thể. Vậy người mắc bệnh này có nâng ngực, hút mỡ bụng được không? Liệu có nguy cơ biến chứng gì không?
Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia (Hà Nội), cho biết, lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể.
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch, thường giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, tấn công các mô của chính mình. Cuộc tấn công này gây viêm và dẫn đến tổn thương mô vĩnh viễn trong một số trường hợp.
Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng như ban đỏ cánh bướm, viêm thận lupus, viêm tủy ngang, hội chứng Raynaud co thắt mạch chi thể, thiếu máu huyết tán tự miễn, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ….
Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan như ở da là các ban đỏ hình cánh bướm, nốt ban dạng đĩa ngón tay, bàn tay… Người bệnh có thể bị rụng tóc, vàng tóc, gãy tóc, loét niêm mạc, tràn dịch màng ngoài tim, sưng đau khớp, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, viêm thận…
“Hiện chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn được bệnh lupus ban đỏ cũng như các căn bệnh tự miễn khác, song điều trị sớm và tích cực vẫn giúp người bệnh kiểm soát tốt. Khi kiểm soát được triệu chứng, bệnh nhân vẫn có sức khỏe và cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng lupus ban đỏ nghiêm trọng ở tim, phổi, thận và các cơ quan khác có thể gây biến chứng”, TS Hải nói.
Theo chuyên gia, nếu trong thời kỳ bệnh ổn định, bệnh nhân có thể làm các phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí, nâng cung mày, nâng mũi (chất liệu độn sinh học), hút mỡ một vài vùng…, tuy nhiên không nên làm các can thiệp lớn có đặt chất liệu, làm nhiều phẫu thuật một lúc, thời gian mổ kéo dài.
Nếu đang là đợt cấp bùng phát thì chống chỉ định phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong trường hợp bệnh nhân vừa phẫu thuật thẩm mỹ xong thì thấy dấu hiệu của lupus ban đỏ thì chúng ta cần thật bình tĩnh.
Bệnh nhân cần được theo dõi để đánh giá mức độ bệnh, sử dụng các thuốc giảm đau (nếu có đau), sử dụng các thuốc bảo vệ gan thận. Đồng thời kết hợp các thuốc corticoid, có thể kết hợp các thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch liều thấp… theo ý kiến của chuyên gia chuyên khoa sâu.
TS Hải cho biết, vì thế, trước khi thực hiện phẫu thuật dù là tiểu phẫu bác sĩ đều phải hỏi bệnh sử của người bệnh rất kỹ để đảm bảo an toàn và kiểm soát được nếu có vấn đề xảy ra. Bản thân bác sĩ cũng từng phẫu thuật thẩm mỹ cho bệnh nhân lupus ban đỏ trong giai đoạn ổn định và dùng thuốc đều nhưng chỉ làm tiểu phẫu cắt mí.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh sau không nên phẫu thuật thẩm mỹ:
– Người mắc các bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng như suy tim, tăng huyết áp (dùng nhiều thuốc), viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen…. Việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ gây gánh nặng cho tim, phổi.
– Người mắc các bệnh chuyển hóa như gút, đái tháo đường khó kiểm soát, vì có thể khiến vết thương khó lành.
– Người bị suy chức năng gan, xơ gan cổ chướng, suy thận lọc máu.
– Người thiếu máu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc người phải dùng thuốc chống đông kéo dài.
– Người đang mắc bệnh ung thư tại cơ quan muốn phẫu thuật.
– Người mắc các bệnh hệ thống trong đợt bùng phát, bệnh suy giảm miễn dịch.
– Người già yếu hoặc phụ nữ đang cho con bú.
– Người tâm thần.
Link nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/mac-lupus-ban-do-co-phau-thuat-tham-my-duoc-khong-20231024225001504.htm
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?