Sau phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ, cơ thể bạn cần một khoảng thời gian để thích nghi với cấu trúc mũi mới và hồi phục các tổn thương. Một số triệu chứng và biến chứng bình thường có thể xảy ra như sưng tấy, bầm tím, phù nề… Việc kiêng cữ cẩn thận trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp hạn chế biến chứng nặng hoặc hình thành sẹo lồi, sẹo lõm,… Vậy nâng mũi ăn sầu riêng được không, với những loại quả khác như thế nào? Thẩm mỹ Như Hoa sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sầu riêng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mới phẫu thuật nâng mũi hoặc người có vết thương hở. Các bác sĩ dinh dưỡng và các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật thẩm mỹ đều nhận định rằng, sau khi nâng mũi thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể ăn sầu riêng được.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ và không được lạm dụng bởi loại quả này có tính nóng nên việc nạp sầu riêng vào cơ thể có thể gây ra tình trạng nóng trong người, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi vết thương trong thời gian đầu khi chất liệu sụn nâng mũi chưa được thật sự ổn định, thậm chí dị ứng, nổi mẩn đỏ, nổi mụn không hề tốt đối với sức khỏe của người có cơ địa nhạy cảm.
Giá trị dinh dưỡng trong sầu riêng vô cùng lớn, dồi dào hơn bất kỳ một loại quả nào khác. Theo nghiên cứu khoa học thì trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp 357 calo với hàm lượng dinh dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng cao là thế, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều sầu riêng sau nâng mũi. Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và an toàn, bạn có thể hạn chế ăn sầu riêng ít nhất 1-2 tuần đầu sau khi nâng mũi.
Đọc thêm: Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Có hại không
Rau củ quả, trái cây là nhóm thực phẩm đầu tiên bạn nhất định phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình sau khi nâng mũi. Chúng đóng vai trò bổ sung nước, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó, tăng cường sức đề kháng, tiêu sưng, giảm viêm, giảm cảm giác mệt mỏi mất sức thường gặp sau khi phẫu thuật.
Dưới đây, Thẩm mỹ Như Hoa đề xuất với bạn 3 nhóm rau củ quả bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình sau khi nâng mũi thẩm mỹ:
Khám phá ngay: Nâng mũi ăn măng được không? Có cần kiêng măng không?
Chế độ dinh dưỡng hậu phẫu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả cuối cùng của nâng mũi thẩm mỹ. Kiêng cữ đúng cách giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục, đảm bảo vết thương không bị biến chứng. Vậy những loại trái cây nào cần kiêng để tránh nhiễm trùng, mưng mủ, hạn chế di chứng, sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
Ổi là một loại trái cây nhiệt đới rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ổi có 85g nước, 8,92g đường, 0,6g peptit, 7,7g gluxit, 5g xenlulo, 291 mg kali, 5,204mcg Lycopen, 10mg canxi, 16mg photpho,.
Ổi nối tiếng với hàm lượng vitamin C cao gần như gấp 3 lần lượng vitamin C có trong cam. Ổi rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với quá trình bồi bổ cơ thể để hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, ổi được xếp vào hàng loại quả cứng và khó nhai. Việc ăn trực tiếp ổi có thể ảnh hưởng tới cấu trúc mũi mới hoặc làm hỏng form mũi chưa ổn định và cứng cáp hoàn toàn.
Để bổ sung ổi, bạn nên lựa chọn nước ép, sinh tố hoặc trà ổi. Nếu bạn muốn thưởng thức trực tiếp, hãy cắt nhỏ thành hạt lựu và ăn từ tốn.
Nhãn và vải là quả nhiệt đới, đều có vị ngọt thanh, thơm nhẹ dễ chịu. Hàm lượng dinh dưỡng trong hai loại quả này đều tương đối tốt, tuy nhiên người mới trải qua phẫu thuật hoặc đang có vết thương hở không nên sử dụng nhiều.
Đặc trưng bởi tính nóng nên nếu ăn nhiều sau khi nâng mũi có thể gây nên tình trạng sưng mủ và nổi bọng nước.
Với người cơ địa yếu, ăn nhãn và vải trong thời gian hậu phẫu có thể dẫn tới dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vì hệ tiêu hóa sau khi nâng mũi thẩm mỹ còn chịu ảnh hưởng bởi thuốc.
Trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng đầu phẫu thuật nâng mũi, bạn nên hạn chế ăn nhiều hai loại quả vải và nhãn này.
Dứa là loại trái cây có tính axit hữu cơ rất cao với hàm lượng vitamin C, vitamin B1 và manga tương đối nhỉnh hơn so với các loại trái cây khác.
Hàm lượng enzyme bromelain cao như vậy có thể ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục vết thương, gây ngứa ngáy, khó chịu… Nếu ăn nhiều, vết khâu có thể bị chảy dịch, sưng tấy, mưng mủ, nên cần lưu ý, không ăn dứa quá nhiều trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng đầu phẫu thuật nâng mũi.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi ăn mì tôm được không? Có độc hại cho mũi hay không?
Hãy tìm hiểu về cơ sở thẩm mỹ thật kỹ trước khi phẫu thuật nâng mũi trước khi quyết định nâng mũi. Hiện nay, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ chui đang hoạt động công khai ngoài xã hội. Đây là nơi tiềm ẩn của hàng loạt biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm khó lường như tắc mạch, mù mắt, biến dạng mũi, thủng đầu mũi,… vì tay nghề bác sĩ yếu kém, cơ sở vật chất không đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế . Bạn hãy đến những nơi được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động, minh bạch về đội ngũ y bác sĩ
Xác định kỹ thuật nâng mũi, dáng mũi mong muốn trước khi đến tìm bác sĩ, giúp bạn không bị bối rối trước quá nhiều phương pháp nâng mũi như hiện nay. Đồng thời khi tìm hiểu trước, bạn có thể nêu lên mong muốn một cách rành mạch nhất.
Hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ bởi bác sĩ là người có chuyên môn và kinh nghiệm nên họ biết dáng mũi hay kỹ thuật nâng mũi nào phù hợp với thể trạng của bạn nhất.
Chú trọng quá trình nghỉ ngơi hậu phẫu để không ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Một số điều nên làm trong hậu phẫu:
Qua bài viết “Nâng mũi ăn sầu riêng được không?” trên đây, Như Hoa tin rằng các bạn đã có câu trả lời tốt nhất cho mình. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nâng mũi uy tín, đừng quên follow Thẩm mỹ Như Hoa để cập nhật nhiều tin tức về sức khỏe, sắc đẹp mới nhất.
Xem thêm chi tiết: Thu nhỏ cánh mũi giá bao nhiêu? Tìm hiểu chi tiết phương pháp này
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?