Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần phải tuân thủ một chế độ chăm sóc riêng để đảm bảo vết thương chóng lành. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và ăn uống ảnh hưởng lớn tới quá trình hồi phục vết thương. Chính vì vậy, thực đơn cho người mới nâng mũi sẽ cần lưu ý ít nhất trong 7 ngày đầu tiên.
Đối với những ai vừa mới nâng mũi có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng trong 7 ngày đầu dưới đây để xây dựng một chế độ phù hợp với bản thân của mình.
Ngày |
Sáng |
Trưa |
Tối |
Ngày 1 |
Cháo dinh dưỡng Hoa quả mềm |
Súp rau và nấm Sữa chua |
Cháo thịt băm Salad rau xanh, bơ |
Ngày 2 |
Cháo yến mạch Chuối chín |
Cơm gạo lứt Canh bí đỏ nấu thịt |
Thịt heo hầm khoai Củ quả luộc |
Ngày 3 |
Bánh mì bơ, mứt Sữa tươi |
Thịt xá xíu Salad cà chua, xà lách |
Thịt ba chỉ luộc Canh chua với sườn |
Ngày 4 |
Ngũ cốc Trái cây tùy chọn |
Cơm rang thập cẩm Đậu sốt cà chua |
Thịt kho tàu Canh bí nấu xương |
Ngày 5 |
Bún mọc Nước ép hoa quả |
Sườn xào chua ngọt Canh củ quả hầm |
Salad Thịt heo rang |
Ngày 6 |
Bánh mì đen Sinh tố bơ |
Chân giò hầm hạt sen Đỗ luộc hoặc xào tỏi |
Mì xào thịt heo Hoa quả dầm sữa chua |
Ngày 7 |
Hủ tiếu Hoa quả các loại |
Súp bí đỏ Thịt lợn xào lăn |
Thịt xá xíu Canh đậu hũ nấm |
Lưu ý: Thực đơn trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể điều chỉnh và gia giảm theo khẩu vị, tình trạng hồi phục của bản thân. Trong 1- 2 ngày đầu, bạn có thể ưu tiên các món ăn mềm để dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa.
Dù bạn thực hiện phương pháp phẫu thuật nâng mũi nào, chế độ dinh dưỡng và thực phẩm ăn hàng ngày đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Đối với người mới nâng mũi nên sử dụng những thực phẩm sau trong thực đơn:
Nhóm thực phẩm A, C và E là những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho người mới nâng mũi. Đây đều là những loại vitamin có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ vết thương hồi phục và ngăn ngừa sẹo vô cùng hiệu quả. Một số loại thực phẩm chứa vitamin C, E và A phổ biến như bưởi, cam, rau cải xanh, bơ…
Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng chữa lành vết thương và cải thiện sức khỏe tổng quát. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho người mới nâng mũi. Tuy nhiên, với những ai bị dị ứng với các loại hạt cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Một số chất béo tốt như bơ, óc chó, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt chia,… sẽ giúp việc hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể tốt hơn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và vết thương khi nâng mũi.
Rau củ chứa nhiều dưỡng chất và cũng có khả năng hỗ trợ vết thương hở chóng lành. Do đó thực đơn cho người mới nâng mũi không thể thiếu rau củ. Một số loại rau tốt có thể kể đến như: súp lơ, rau xà lách, măng tây, ớt chuông, bắp cải, củ cải trắng,…
Thực phẩm giàu protein có nhiều lợi ích cho người đang hồi phục sau một quá trình phẫu thuật như nâng mũi. Đây là thành phần cần thiết cho việc tái tạo tế bào cơ bản, bao gồm cả tế bào da và mô cơ. Đồng thời, protein làm tăng tốc quá trình phục hồi và lành vết thương bằng cách cung cấp các amino acid cần thiết để tái tạo tế bào và tăng cường sự phục hồi, duy trì độ đàn hồi của da và cấu trúc của mô liên kết.
Một số thực phẩm giàu protein bao gồm thịt lợn, các loại đậu, táo, bơ,….
Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt cũng rất quan trọng cho người đang phục hồi sau khi phẫu thuật nâng mũi. Chất sắt là một loại khoáng chất cần thiết cho sự hình thành hồng cầu, cung cấp oxy cho cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Một số thực phẩm giàu chất sắt có thể bổ sung vào thực đơn cho người mới nâng mũi như rau cải bó xôi, rau cải mầm, cải ngọt và rau chùm ngây, quả lựu,…
Sau phẫu thuật, việc bổ sung đủ nước hàng ngày rất quan trọng để giúp cơ thể loại bỏ độc tố, kích thích trao đổi chất, và hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách giảm sưng đỏ và nguy cơ nhiễm trùng. Thường cơ thể một người sẽ cần khoảng từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào sức khỏe và hoạt động trao đổi chất của từng người.
Giải đáp thắc mắc: Sau khi nâng mũi bao lâu thì ăn uống bình thường? Nên ăn gì sau 12h nâng mũi?
Ngoài việc quan tâm người mới nâng mũi nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý đến chế độ kiêng khem để tránh vết thương mưng mủ, lâu lành, hình thành sẹo xấu. Dưới đây là danh sách những thực phẩm người mới nâng mũi nên kiêng cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn:
Khi ăn rau muống sẽ dẫn tới tình trạng tăng sinh quá nhiều collagen, gây hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ. Bạn nên kiêng rau muống trong 1 – 2 tháng sau phẫu thuật.
Người mới nâng mũi nên hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, chè nếp,… bởi đây là các thực phẩm rất dễ làm mưng mủ và làm lâu lành vết thương.
Theo quan niệm dân gian thì trứng là thực phẩm tanh khiến màu da non ở vùng vết thương bị loang lổ, không đều màu. Tương tự thịt gà cũng vậy, ăn thịt gà cũng có thể gây ngứa ở vết thương non.
Sau khi nâng mũi, việc kiêng hải sản là cần thiết để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và tránh các biến chứng. Cụ thể bạn nên kiêng ăn tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, sò, ngao, hàu, cá biển. Những loại hải sản này có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc giảm đau được kê toa bởi bác sĩ, kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Người mới nâng mũi không nên sử dụng các chất kích thích ít nhất một tháng để giảm nguy cơ kích ứng và làm chậm quá trình lành vết thương.
Xem thêm: Nâng mũi ăn được những gì? Thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Bên cạnh chế độ ăn uống và kiêng khem khoa học, người mới nâng mũi cần lưu ý tuân thủ chế độ chăm sóc sau nâng mũi để giúp mũi nhanh hồi phục:
Lưu ý chăm sóc và vệ sinh sau nâng mũi
Lưu ý chăm sóc tại nhà:
Để việc hồi phục sau nâng mũi tốt nhất, bạn nên tới trực tiếp các cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để được các bác sĩ thẩm mỹ tư vấn cụ thể. Một trong những địa chỉ nâng mũi uy tín mà bạn có thể tham khảo chính là Thẩm mỹ Như Hoa. Từ tình trạng mũi hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn dáng mũi và phương pháp thực hiện phù hợp cũng như cách chăm sóc để việc hồi phục nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Xem thêm chi tiết: Clip nâng mũi S Line tại Thẩm Mỹ Như Hoa
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nâng mũi nên ăn gì, cùng với đó là thực đơn cho người mới nâng mũi cũng như lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến phương pháp thẩm mỹ mũi, hãy liên hệ tới Thẩm mỹ Như Hoa để được giải đáp chi tiết.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi trả góp với lãi suất ưu đãi và những điều kiện bạn cần biết
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?