Người xưa đã có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, vì vậy, tuân thủ một chế độ dinh dưỡng kiêng khem hợp lý trong thời gian hậu phẫu nâng mũi là điều các bạn nên làm. Để biết nâng mũi ăn ốc được không, nếu không thì nên kiêng bao lâu, Thẩm mỹ Như Hoa mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Với câu hỏi: “Nâng mũi ăn ốc được không?”, các chuyên gia khuyên rằng sau khi nâng mũi bạn không nên ăn ốc. Về mặt dinh dưỡng, ốc ít chất béo, giàu protein và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, protein, phospho, vitamin E, magie, selen cùng các khoáng chất khác.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa, trong ốc có thành phần tác động tiêu cực đến vết thương hở nói chung và vết mổ sau thẩm mỹ nói riêng. Ốc chứa nhiều chất tanh khiến vết thương dễ bị kích ứng và gây nên tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau rát thậm chí nổi mụn nước… Cảm giác khi bị kích ứng vết mổ cực kỳ khó chịu và bạn sẽ nhiều lần trong vô thức sờ nắn, gãi vết thương. Điều này khiến tốc độ hồi phục cơ thể bị kéo dài, vết thương lành lâu hơn.
Bạn cần kiêng ăn ốc nói riêng và các loại hải sản nói chung cho đến khi vết thương đã lành hẳn, ít nhất là đến khi dáng mũi đã ổn định. Thông thường, với những người hồi phục tốt thì thời gian kiêng cữ là 4 tuần khi vết thương lành hẳn, không còn dấu hiệu sưng đau hay bầm tím. Với người có cơ địa yếu thì có thể cần từ 6 – 8 tuần.
Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý về số lượng hải sản dung nạp sau thời gian kiêng cữ để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa từ đó làm vết thương tái phát trở lại.
Nếu bạn lỡ ăn nhiều hải sản trong giai đoạn hồi phục cơ thể, hệ tiêu hoá có thể kém hoạt động sẽ dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… Cơ thể bị mệt mỏi khiến quá trình tái tạo mô da mới bị kém hiệu quả. Mức độ phản ứng với hải sản ở mỗi người là khác nhau, phát tác tùy vào cơ địa và số lượng hải sản dung nạp. Phản ứng nhẹ thì ngứa, nặng hơn thì đau bụng thậm chí nổi mẩn khắp người, nôn mửa, để lại sẹo lồi…
Với những trường hợp này bạn nên theo dõi tình trạng bản thân, nếu khi thấy có vấn đề bất thường hãy đến ngay cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ chuyên môn thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: Nâng mũi ăn rau nhút được không? Cách chăm sóc sau nâng mũi để có form mũi đẹp
Giống như các loại ốc khác, ốc bươu cũng là một loại thực phẩm bạn không nên ăn trong những ngày đầu của quá trình hồi phục. Ăn ốc bươu có khả năng bị sẹo lồi.
Nguyên nhân ốc bươu gây ra sẹo lồi do:
Một số chị em lần đầu thẩm mỹ lỡ ăn phải ốc bươu thì có sao không? Trên thực tế, nếu bạn chỉ ăn khoảng 50g đến 100g ốc (không tính trọng lượng của vỏ) thì ảnh hưởng của ốc với cơ thể không đáng ngại trừ khi cơ địa quá nhạy cảm.
Ngược lại, nếu bạn đã lỡ ăn rất nhiều ốc thì cần theo dõi tình trạng của vết thương và phản ứng của cơ thể sát sao. Trong trường hợp vết thương có dấu hiệu xấu, dị ứng, ngứa ngáy hay mưng mủ, hãy đến ngay nơi thực hiện phẫu thuật để được bác sĩ thăm khám, hỗ trợ.
Khám phá ngay: Nâng mũi ăn rau răm được không? Loại rau nào nên ăn sau nâng mũi
Thực phẩm chống viêm (bơ, dầu ô liu, một số loại rau xanh và trái cây như dâu tây, quả việt quất, bông cải xanh, nấm, nho, cà chua, trà đen và trà xanh): có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sưng viêm, chống nhiễm trùng.
Thực phẩm giúp nhanh lành vết thương: đẩy mạnh quá trình sản sinh collagen mà không để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ. Ví dụ:
Rau củ quả và trái cây tươi: nguồn cung cấp nước, vitamin tự nhiên, chất điện giải và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Có tác dụng bù nước, giảm sưng và viêm nhờ vào loại enzyme ngăn ngừa sưng sau phẫu thuật, giảm cảm giác mệt mỏi của cơ thể…
Bổ sung vitamin và khoáng chất (kẽm, vitamin C, vitamin D…) bằng thực phẩm chức năng: ngăn ngừa tình trạng thiếu chất do cơ thể hấp thụ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn kém.
Ngũ cốc và các loại hạt: nguồn đạm thực vật tự nhiên lành tính giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Ưu tiên các loại ngũ cốc dạng bột pha với nước dễ uống và thân thiện với hệ tiêu hóa của người sau phẫu thuật nâng mũi.
Góc giải đáp: Nâng mũi ăn sầu riêng được không? Những lưu ý bạn cần biết sau khi nâng mũi
Xuyên suốt quá trình hậu phẫu nâng mũi, bạn cần lưu ý không gãi hay tác động mạnh vào vết thương. Khi thực hiện vệ sinh mũi và vết thương cần nhẹ nhàng, bằng dung dịch sát khuẩn và dụng cụ y tế chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
Uống các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, tiêu viêm, chống sẹo đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tham khảo hoặc nghe lời tư vấn bên ngoài mà mua thuốc khác dùng.
Chườm lạnh trong vòng 1 đến 2 ngày sau nâng mũi để giảm sưng tấy và chuyển sang chườm ấm từ ngày thứ 3 để tiêu sưng, giảm đau, giảm thâm tím.
Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập các bài dưỡng sinh hoặc yoga… Tránh vận động mạnh tác động đến cấu trúc mũi chưa ổn định và đổ mồ hôi có thể gây nhiễm trùng vết thương.
Nên nằm thẳng, hạn chế nằm nghiêng hoặc nằm sấp để không tạo áp lực lên cấu trúc mũi mới, giúp mũi vào form tốt nhất, không khiến form bị xô lệch, méo mó trong khi nghỉ ngơi.
Nếu có thể bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn từ 1 ngày đến 2 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật nâng mũi giúp cơ thể có thời gian thích nghi và phục hồi tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về nâng mũi S-line bán cấu trúc là gì – để sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên
Và dưới đây, mời bạn cùng chiêm ngưỡng những ca phẫu thuật nâng mũi rất thành công của thẩm mỹ Như Hoa nhờ vào bàn tay phép thuật của Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải và sự kiêng cử rất chuẩn mực của khách hàng:
Qua bài viết “nâng mũi ăn ốc được không”, Thẩm mỹ Như Hoa hi vọng rằng các bạn đã tìm ra câu trả lời tốt nhất cho mình và biết thêm nhiều kiến thức thú vị. Đừng quên follow website chính thức của thẩm mỹ Như Hoa để cập nhật nhiều tin tức về sức khỏe, sắc đẹp mới nhất, chi tiết nhất và bổ ích nhất.
Xem thêm chi tiết: Clip nâng mũi S line tại Thẩm Mỹ Như Hoa
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?