Phẫu thuật nâng mũi để cải thiện nhan sắc là phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên để đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu thì không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như đơn vị làm đẹp, tay nghề bác sĩ, chất liệu sụn nâng mũi mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu của khách hàng. Trong đó thắc mắc sau khi nâng mũi nên nằm hay ngồi để dáng mũi nhanh lành được nhiều người quan tâm nhất.
Sau khi nâng mũi nên nằm hay ngồi là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, khi ai cũng lo lắng dáng mũi sẽ bị ảnh hưởng, sưng đau nếu có bất kỳ tác động nào lên mũi.
Theo thông tin từ Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, sau phẫu thuật nâng mũi bạn có thể nằm hoặc ngồi tuỳ ý, không nhất thiết phải thực hiện nghiêm khắc quá về vấn đề này. Mà thay vào đó hãy tập trung giữ tư thế đúng sau khi nâng mũi là nằm thẳng khi ngủ.
Lưu ý: Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, mũi có thể tiết ra dịch do các vết thương chưa lành hẳn. Dù nằm hay ngồi, bạn cần giữ đầu ở vị trí hướng lên trên để hạn chế dịch chảy ra nhiều, tránh làm bám vào vết thương gây viêm nhiễm.
Giữ nguyên tư thế sau khi phẫu thuật là điều rất khó, đặc biệt là khi ngủ. Dù nằm hay ngồi không ảnh hưởng tới dáng mũi nhưng bạn cũng nên thận trọng. Để đảm bảo an toàn cho mũi, bạn có thể tham khảo 2 tư thế nằm sau đây:
Nằm ngửa, đặt đầu cao là tư thế ngủ tốt nhất dành cho những người mới bắt đầu nâng mũi. Tư thế này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
Trong 2 tuần đầu, cố gắng ngủ ở tư thế nằm ngửa để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và định hình dáng mũi.
Trường hợp nằm thẳng lâu đôi khi có thể gây mỏi cổ và khiến bạn cảm thấy không được thư giãn. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng cách kê những chiếc gối nhỏ ở hai bên má để có thể hơi nghiêng đầu sang hai bên trong vài phút khi nghỉ ngơi. Nhờ có gối bạn sẽ không bị nghiêng quá đà, giấc ngủ sẽ ngon hơn nhiều.
Đọc thêm: Review nâng mũi sau 1 tháng đã ổn định chưa? Giải đáp các thắc mắc sau khi nâng mũi
Phẫu thuật nâng mũi là một quy trình thẩm mỹ đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng sau khi thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi là tư thế ngủ. Dưới đây là những tư thế ngủ cần tránh sau phẫu thuật nâng mũi và lý do tại sao bạn nên cẩn thận với chúng.
Ngủ nghiêng có thể gây áp lực không đều lên mũi, làm biến dạng dáng mũi mới và gây sưng tấy. Áp lực từ trọng lượng của đầu đè lên mũi sẽ ảnh hưởng xấu đến sự cân đối và kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật.
Hậu quả tiềm ẩn:
Hãy cố gắng ngủ nằm ngửa, dùng gối chuyên dụng hoặc chèn gối xung quanh để giữ cho đầu thẳng và cố định, tránh lăn sang bên khi ngủ.
Nằm sấp là tư thế cần tránh tuyệt đối sau phẫu thuật nâng mũi vì nằm sấp tạo ra áp lực trực tiếp lên mũi, dễ gây tổn thương, làm lệch dáng mũi và gây đau đớn. Tư thế này không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng mũi mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Hậu quả tiềm ẩn:
Do đó, để tránh nằm sấp, bạn có thể sử dụng các loại gối kê cao để giữ đầu luôn nằm ngửa. Sử dụng gối chữ U hoặc gối kê chân giúp bạn duy trì tư thế ngủ đúng.
Gác tay lên trán hoặc che mặt khi ngủ có thể vô tình tạo ra áp lực lên mũi, gây đau và sưng. Động tác này thường xuyên không được chú ý nhưng có thể làm tổn thương vùng mũi đang trong quá trình phục hồi.
Hậu quả tiềm ẩn:
Chính vì vậy bạn hãy giữ tay dọc theo cơ thể khi ngủ. Nếu cần thiết, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như băng tay hoặc gối ôm để giữ tay không chạm vào mặt trong khi ngủ.
Đọc thêm: Cắt chỉ nâng mũi có đau không? Có nên tự cắt chỉ tại nhà
Thông thường, sau phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên duy trì tư thế nằm ngửa trong vòng 3 – 5 ngày đầu để mũi được hồi phục tốt nhất. Điều này sẽ giúp giảm sưng và hỗ trợ quá trình lành mũi, đồng thời hạn chế chèn ép gây lệch sụn. Nếu việc nằm ngửa quá lâu gây mỏi bạn có thể trở mình nằm nghiêng một lúc.
Giải đáp cho thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng, sau 1 tuần đầu, khi dáng mũi dần ổn định thì bác sĩ có thể cho phép bạn ngủ nghiêng để thoải mái hơn. Một số trường hợp nếu mũi vẫn còn sưng đau và chưa lành hẳn thì bạn vẫn nên tiếp tục giữ nguyên tư thế ngủ nằm thẳng trong vài tuần tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi mấy ngày cắt chỉ? Nâng mũi bao lâu cắt chỉ là tốt?
Mặc dù nâng mũi chỉ là một tiểu phẫu nhưng vẫn có thể gây sưng tấy và bầm tím trong 1 tuần đầu. Đặc biệt, nếu dáng mũi của bạn cần chỉnh sửa nhiều hoặc cơ địa dễ phản ứng, tình trạng sưng đau có thể kéo dài hơn bình thường.
Sau khi nâng mũi bạn có thể tự tin trở lại công việc với diện mạo mới. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn nên chọn làm những công việc nhẹ nhàng và tránh các hoạt động đòi hỏi dùng sức quá nhiều.
Lưu ý: Quá trình hồi phục có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người. Thời gian quay lại làm việc cũng sẽ linh hoạt dựa trên vị trí và tính chất công việc của mỗi cá nhân.
Đọc thêm thông tin: Thu nhỏ cánh mũi và những điều cần biết để có tỉ lệ mũi chuẩn đẹp
Ngoài việc điều chỉnh tư thế và quan tâm tới việc sau nâng mũi nên nằm hay ngồi, bạn cũng cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt khác để không gây cản trở quá trình làm lành vết thương.
1. Không dùng sữa sữa rửa mặt, make up trong thời gian đầu nâng mũi
Sau khi nâng mũi, bạn nên tránh sử dụng sữa rửa mặt vì các chất tẩy rửa trong đó có thể gây kích ứng vết thương. Tốt nhất, hãy tránh để vùng da mũi tiếp xúc với nước trong vòng 1-3 ngày cho đến khi vết thương lành và cắt chỉ xong.
Trang điểm cũng là yếu tố có thể gây nhiễm trùng vết thương hở và có nguy cơ làm lệch sụn nếu thao tác quá mạnh. Vì vậy, bạn nên kiêng trang điểm ít nhất trong 2 tuần để dáng mũi ổn định và bắt đầu tương thích với mô mềm xung quanh.
2. Tránh đeo kính gây ảnh hưởng tới sống mũi
Người mới phẫu thuật nâng mũi không nên đeo kính vì phần gọng kính sẽ tạo áp lực lên sống mũi, ảnh hưởng đến dáng mũi. Nếu bạn bắt buộc phải đeo kính, hãy sử dụng kính áp tròng hoặc tham khảo các mẹo đeo kính mà không tạo áp lực lên sống mũi.
3. Sử dụng thuốc và cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ
Bạn nên tuân thủ liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong đó có các loại thuốc bắt buộc như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo,… Sau 7 – 10 ngày phẫu thuật, bạn nên tới tái khám và cắt chỉ
4. Thường xuyên vuốt nhẹ sống mũi
Vuốt nhẹ nhàng vùng sống mũi trong 2-3 ngày đầu để loại bỏ dịch ứ đọng, giúp giảm phù nề và lành thương nhanh.
5. Chườm và vệ sinh mũi thường xuyên
Tích cực dùng khăn mềm bọc đá lạnh, chườm nhẹ nhàng lên vùng quanh mũi trong 2 ngày đầu hậu phẫu để giảm sưng nề. Từ ngày thứ 3 trở đi, chuyển sang chườm ấm để giảm sưng và thâm tím (Bóc vỏ trứng gà đã luộc và chườm nhẹ nhàng lên vùng quanh mũi)
Ngoài ra, bạn nên dùng tăm bông và nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi 3 – 5 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Lau mặt bằng khăn ướt cho đến khi cắt chỉ, giữ vết thương ở trạng thái khô.
6. Hạn chế vận động mạnh và tránh tư thế nằm không đúng
Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, hãy tránh cúi đầu, cúi người để ngăn dịch mũi chảy ra nhiều hơn và giảm nguy cơ tụ máu bầm. Cũng tránh tham gia các hoạt động thể thao mạnh như đá bóng, bóng chuyền, bơi lội, hoặc chạy bộ để tránh làm hỏng cấu trúc mũi mới chưa ổn định.
Trong 2 tuần đầu, cố gắng ngủ ở tư thế nằm ngửa để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và định hình dáng mũi.
7. Kiêng một số thực phẩm không tốt sau phẫu thuật
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mũi sau phẫu thuật. Cần tăng cường protein, vitamin, chất khoáng và chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế đồ ăn cay, đồ nhiều dầu mỡ, đồ nếp, hải sản, thịt đỏ và rau muống để tránh viêm sưng và sẹo lồi.
Sau khi nâng mũi nên nằm hay ngồi sẽ phụ thuộc vào tình trạng hồi phục và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Do đó, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để thực hiện và được tư vấn bởi bác sĩ đầu ngành.
Thẩm mỹ Như Hoa tự hào là địa chỉ nâng mũi uy tín được đông đảo quý khách đánh giá cao trên địa bàn thủ đô Hà Nội:
Hy vọng những chia sẻ chân thành giúp bạn hiểu hơn về thắc mắc sau khi nâng mũi nên nằm hay ngồi để có phương pháp chăm sóc tốt nhất cho mình. Nếu còn băn khoăn hãy liên hệ tới Thẩm mỹ Như Hoa để được giải đáp chi tiết.
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?