Nâng mũi có lẽ là phương pháp làm đẹp được nhiều người ưa chuộng để giúp dáng mũi hài hoà và cân đối với khuôn mặt. Tuy nhiên sau nâng mũi, khách hàng thường có nhiều thắc mắc vì mong muốn dáng mũi ổn định nhanh chóng. Một trong các thắc mắc đó chính là nâng mũi có được ngáp không? Và đây cũng là thông tin chính mà bài viết này muốn gửi đến bạn.
Theo chia sẻ từ Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, sau khi nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể ngáp cũng như các hoạt động như nói chuyện, cười, khóc,… như bình thường. Tuy vậy bạn cũng cần chú ý, ở những ngày đầu sau phẫu thuật, vết thương còn mới, mũi đang trong trạng thái sưng nề, cần hạn chế việc há miệng quá lớn khiến vùng da xung quanh vết thương bị kéo căng, gây cảm giác đau và căng tức.
Cơ miệng là nơi tạo ra các tác động lên những vùng mô lân cận như quanh má, cằm, mũi,… Các cơ nhỏ này sẽ nối đầu mũi với môi trên. Ngáp quá to và ngáp thường xuyên có thể vô tình tạo áp lực lên vùng mũi vừa phẫu thuật, gây cảm giác căng tức, hoặc đau ở vị trí vết mổ.
Tốt nhất là những ngày đầu tiên nâng mũi, bạn nên hạn chế các biểu cảm quá mức trên khuôn mặt. Hãy ngủ đủ giấc để tránh tình trạng mệt mỏi và ngáp thường xuyên.
Sau nâng mũi, khách hàng có thể ngáp bình thường. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở phần trên, bạn nên hạn chế ngáp quá to và ngáp quá thường xuyên. Vì đây là giai đoạn khá nhạy cảm, vùng mũi vừa phẫu thuật đang sưng, nề, đau nên cần được chú ý. Sau 7 – 10 ngày, khi mũi đã cắt chỉ, bạn sinh hoạt bình thường mà không cần quá lo lắng về việc ngáp to có ảnh hưởng đến dáng mũi không.
Xem thêm: Nâng mũi có được xông mặt không? Những lưu ý dành cho người vừa nâng mũi
Bên cạnh thắc mắc nâng mũi có được ngáp không, bạn cũng cần quan tâm đến một số hành động có thể ảnh hưởng đến dáng mũi sau phẫu thuật sau đây:
Việc dùng tay chạm trực tiếp vào vết thương để ngoáy, gãi có thể gây chảy máu, đau nhiều hơn, khiến vết thương lâu liền hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các va chạm mạnh tới vùng mũi cũng cần được hạn chế và kiểm soát.
Bạn cũng cần nhớ rằng, việc bạn nằm nghiêng, nằm sấp hay gác tay lên mặt cũng là những tư thế mà bạn cần tránh sau khi nâng mũi. Những tư thế này có thể gây va chạm hoặc tổn thương vùng mũi vừa phẫu thuật.
Trong khoảng 3 – 4 tuần đầu tiên sau nâng mũi, bạn nên hạn chế đeo kính đặc biệt là những loại kính gọng lớn, nặng, tránh việc gọng kính tì lên sống mũi có thể tạo cảm giác không thoải mái.
Trong một tháng đầu, bạn hạn chế các hoạt động mạnh, gắng sức và tránh chơi các bộ môn mang tính đối kháng như võ thuật, các hoạt động như đi bơi, lặn biển,…Bạn nên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giúp lượng máu ở vùng mũi lưu thông dễ dàng, hạn chế tình trạng đông máu.
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi? Ngoáy mũi có ảnh hưởng gì đến kết quả nâng mũi?
Sau khi đã trả lời được thắc mắc nâng mũi có được ngáp không, bạn cũng nên cập nhật một số thông tin liên quan để có thể giúp dáng mũi nhanh chóng ổn định
Câu trả lời là không. Ngáp sẽ không làm lệch sóng mũi. Dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế các cử động hoặc biểu cảm quá mức trên gương mặt để tránh đau hoặc căng tức vết mổ trong thời gian chưa lành thương.
Việc ngáp nhiều sau nâng mũi là bình thường, đây có thể là do bạn đang mệt mỏi, thiếu ngủ, cần nghỉ ngơi. Vậy nên, bạn cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ để tránh tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp nhiều.
Xem thêm: Nâng mũi có được cúi đầu không? Hậu quả của việc cúi đầu khi vừa nâng mũi xong
Sau phẫu thuật nâng mũi, nếu bạn lỡ ngáp mạnh thì cũng không có gì phải lo lắng. Bạn chỉ cần theo dõi các biểu hiện của vết thương, vẫn thực hiện cách vệ sinh, chăm sóc như hướng dẫn và uống thuốc đúng liều mà bác sĩ đã kê đơn. Trong trường hợp vết thương có dấu hiệu chảy dịch, sưng tấy, đau nhức không cải thiện thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử lý đúng.
Các thông tin đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc nâng mũi có được ngáp không cũng như những vấn đề liên quan. Và để tìm được phương pháp nâng mũi phù hợp với mong muốn của mình cũng như được thực hiện bởi bác sĩ nâng mũi số 1 miền Bắc thì hãy gọi ngay Thẩm mỹ Như Hoa nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu về nâng mũi Surgiform – giải pháp cho dáng mũi bền đẹp
Nâng mũi bán cấu trúc là gì? Ưu điểm và sự khác biệt của kỹ thuật này
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?