Nâng mũi khi về già sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng. Tuy nhiên khi về già da sẽ lão hóa và chảy xệ, mô teo lại, đốt sống cũng xẹp đi, vì thế dáng mũi sẽ thay đổi theo. Vậy thực hư về mức độ và hậu quả của nâng mũi khi về già như thế nào sẽ được Thẩm mỹ Như Hoa bật mí cực chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Thời gian không chỉ để lại dấu ấn trên làn da mà còn tác động đáng kể đến cấu trúc bên trong của mũi. Cụ thể:
Những thay đổi này dẫn đến kết quả nâng mũi trước đó khó duy trì lâu dài, mũi dễ bị biến dạng hoặc mất đi hình dáng ban đầu. Vậy nên khi về già nếu thấy mũi không còn phù hợp, bạn có thể lựa chọn tháo vật liệu nâng mũi ra ngoài.
Về căn bản, nâng mũi khi về già bạn hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng đối mặt với các vấn đề sau nếu không có quá trình chăm sóc hậu phẫu đúng cách hoặc lựa chọn nâng mũi tại cơ sở không uy tín:
Các loại thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ và hậu phẫu sẽ để lại những tác động xấu tới hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ mắc các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng, sưng tấy, phù nề,…Hiện tượng này sẽ trở nên nặng hơn khi về già, đặc biệt là những ngày thời tiết thay đổi có thể xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, mũi căng cứng khó chuyển động, chảy dịch mũi khó kiểm soát,…
Trên thực tế các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi về già những người từng nâng mũi có nguy cơ mắc các bệnh lý như hạ huyết áp, béo phì, tiểu đường cao hơn so với người bình thường.
Khi về già, các cơ quan cơ thể hoạt động ngày càng kém hiệu quả, các liên kết giữa collagen và elastin càng trở nên lỏng lẻo hơn khiến da lão hoá nhanh chóng. Dáng mũi không còn đẹp như trước, sống mũi thấp dần đi và cánh mũi có thể bị bè sang hai bên.
Với những người cơ địa da đầu mũi mỏng sẽ cảm nhận và nhìn thấy rất rõ ràng sự thay đổi của cấu trúc mũi thẩm mỹ. Càng về già, mũi sẽ thấp dần và sụn mũi bị lộ dần ra ở đầu mũi và gần hai chân mày. Các hiện tượng biến chứng nặng như mũi bị biến dạng, thủng đầu mũi hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được xử lý đúng và kịp thời.
Về bản chất thì nâng mũi thẩm mỹ chỉ can thiệp đến cấu trúc mũi, không tác động tới đường khí thở. Tuy nhiên, nếu bạn nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín, tay nghề bác sĩ không cao thì khi vào tuổi xế chiều, phần sụn bắt đầu bị xơ hoá, có thể tuột ra và chèn vào đường thở gây khó khăn trong việc hô hấp. Bạn sẽ cảm nhận mức ảnh hưởng đến hệ hô hấp rõ nhất khi chạy bộ, tập thể dục cường độ cao và lao động nặng.
Xem thêm: Nâng mũi có giảm tuổi thọ không? Sức khỏe có bị ảnh hưởng sau nâng mũi?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – câu nói này đặc biệt đúng trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Hiểu rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng sau nâng mũi ở người lớn tuổi là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của bạn.
Các khách hàng mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, rối loạn đông máu,… có thể làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khi về già. Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường có hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Một số loại thuốc người nâng mũi sử dụng như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch,… có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và lành thương.
Một số thói quen khách hàng hay mắc phải sau khi nâng mũi dẫn đến hậu quả khôn lường khi về già như sau:
Yếu tố kỹ thuật là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến mũi dễ gặp biến chứng khi về già, cụ thể:
Đọc thêm: Nâng mũi có nguy hiểm không? Các triệu chứng nào sau khi nâng mũi là bình thường
Nâng mũi không chỉ là câu chuyện của tuổi trẻ mà còn là vấn đề giảm thiểu biến chứng khi về già. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn đúng đắn.
Lựa chọn bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là trong việc xử lý các ca phức tạp ở người lớn tuổi, sẽ giúp bạn an tâm hơn. Địa chỉ nâng mũi uy tín sở hữu trang thiết bị tiên tiến, quy trình vô trùng nghiêm ngặt là những yếu tố đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn. Đặc biệt, đừng quên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn của bản thân trước khi quyết định phẫu thuật.
Khám sức khỏe tổng quát trước phẫu thuật là điều không thể xem nhẹ. Việc kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ số sức khỏe như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý mãn tính khác, cùng với các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của bạn và đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp nhất.
Nếu bạn chọn dịch vụ nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo thì nhất định bạn phải chọn chất liệu sụn chất lượng đến từ thương hiệu lớn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Một dòng sụn nhân tạo tốt không thể đảm bảo 100% thích nghi với cơ địa nhưng nó chắc chắn tương thích tốt hơn sụn kém chất lượng, có tuổi thọ cao hơn và đặc biệt đảm bảo sự an toàn cho bạn trong những trường hợp xấu nhất (đào thải, nhiễm trùng, biến chứng,..)
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi có để lại sẹo không? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sẹo như thế nào?
Hậu phẫu là một giai đoạn vàng, có tính chất rất nhạy cảm. Đây là thời gian mũi mới hồi phục và cơ thể bắt đầu thích nghi. Nếu được chăm sóc tốt và kiêng cữ đúng mực, bạn có thể cắt chỉ chỉ sau 7-10 ngày. Tình trạng mũi ổn định, mũi vào form tốt, không để lại sẹo và không có biến chứng (đau nhức, viêm, nhiễm trùng,..) xảy ra. Ngược lại nếu cơ địa yếu, chăm sóc không đúng cách thì bạn rất dễ bị sưng tấy, đau, viêm, thâm tím thậm chí nhiễm trùng vết thương và chảy dịch.
Có thể bạn quan tâm: Sửa mũi hỏng giúp khắc phục biến chứng, trả lại dáng mũi tự nhiên nhất
Tìm hiểu kỹ về các phương pháp nâng mũi và chọn kỹ thuật an toàn là bước đầu tiên không thể bỏ qua. Nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bọc sụn – mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng mũi và mong muốn của mỗi người. Hãy dành thời gian tìm hiểu, so sánh và thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân để giảm thiểu hậu quả nâng mũi khi về già.
Hy vọng rằng những thông tin đề cập tới trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về hậu quả của nâng mũi khi về già. Đừng quên follow thẩm mỹ Như Hoa để được cập nhật nhiều tin bài mới nhất về sức khỏe và sắc đẹp.
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?