Chúng ta đều biết sau khi nâng mũi cần phải kiêng khem nhiều món ngay cả những loại thực phẩm tưởng chừng là lành tính. Và một trong số đó chính là thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không cũng như một số loại khoai khác. Nếu cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi toàn bộ bài viết sau đây nhé!
Theo phân tích của các chuyên gia thẩm mỹ thì sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể dùng khoai tây trong thực đơn hàng ngày. Vì khoai tây là loại thực phẩm lành tính với đầy đủ dưỡng chất như: Chất xơ, tinh bột, các loại vitamin C, B6,.. Chính vì thế mà không những không gây hại mà khoai tây còn giúp vết thương vùng mũi nhanh chóng phục hồi.
Khoai tây là loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ như:
Xem thêm: Nâng mũi ăn mít được không? Có hại cho sức khỏe khách hàng nâng mũi hay không?
Cùng với thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không thì nhiều người còn lo ăn khoai tây làm độc vết thương. Với hàm lượng lớn chất carbohydrate cũng như chất chống oxy hóa, khoai tây giúp cơ thể có thêm năng lượng và tăng cường đề kháng. Chính vì thế ăn khoai tây sau khi nâng mũi không làm độc vết thương mà còn giúp vết thương tiêu viêm, kháng viêm và thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào da. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoai tây vào thực đơn hàng ngày sau khi phẫu thuật.
Đọc thêm: Nâng mũi ăn nước tương được không? Có hại cho mũi sau khi nâng không?
Cùng với thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không thì nhiều người cũng quan tâm đến nhiều loại khoai khác cho thực đơn hàng ngày sau nâng mũi. Câu trả lời chi tiết sẽ được làm sáng tỏ qua những thông tin dưới đây
Giống như khoai tây, khoai lang cũng là thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn và được nhiều người yêu thích. Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn không cần kiêng ăn khoai lang vì nguyên liệu này hoàn toàn vô hại đối với các vết thương hở bởi chúng có hàm lượng lớn đạm thực vật, các loại vitamin A,B,C,…
Khi dùng khoai lang thường xuyên, hệ miễn dịch và hệ thống tiêu hoá của bạn sẽ được tăng cường mỗi ngày. Đặc biệt phải kể đến chính là hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai lang còn giúp cho quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
Ngoài ra, loại khoai này còn có thể ức chế các gốc tự do, bảo vệ da và ngăn ngừa hình thành sẹo trên da. Và để giúp bữa ăn thêm đa dạng thì bạn nên thử các món như: Khoai lang nướng, khoai lang luộc, súp khoai lang, khoai lang hầm,…
Nhiều người cũng lo lắng về việc ăn khoai môn sau khi nâng mũi vì sợ vùng da này bị ngứa ngáy vì loại khoai này có nhiều mủ và có thể làm da bị ngứa. Tuy nhiên trên thực tế thì khoai môn không phải là thực phẩm mà mình cần kiêng sau phẫu thuật mũi. Ăn khoai môn rất tốt cho cơ thể vì nó cung cấp hàm lượng lớn chất oxy hoá, chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin.
Các dưỡng chất có trong loại khoai này có tác dụng tăng cường sức hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá. Và để tránh việc gây ngứa vùng miệng và tay thì bạn nên gọt vỏ thật sạch và rửa qua nước nhiều lần trước khi chế biến.
Những món ngon mà bạn có thể chế biến từ khoai môn để tăng cường cho thực đơn hàng ngày có thể kể đến như: Chè khoai môn, canh khoai môn hầm xương, cháo khoai môn với thịt bằm, khoai môn hấp,…
Khoai mì cũng là loại củ mà nhiều người quan tâm có nên dùng sau khi phẫu thuật nâng mũi. Với hàm lượng lớn tinh bột cùng chất xơ và các loại vitamin, chất khoáng, khoai mì sẽ là loại thực phẩm lành tính giúp chống oxy hoá, kích thích sản sinh collagen, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi và ngày càng mịn màng.
Không những thế, hàm lượng khoáng chất và chất xơ trong khoai mì còn giúp tăng cường trao đổi chất, giúp tế bào da non được tái tạo tốt hơn. Đặc biệt kể đến chính là khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ trong giai đoạn vết thương chưa lành.
Khoai mì không có quá nhiều cách chế biến như các loại khoai kể trên. Chính vì thế mà bạn chỉ cần luộc và dùng kèm nước cốt dừa, đường, mật ong,… Mặc dù là thực phẩm lành tính nhưng nếu bạn dị ứng với loại khoai này thì tuyệt đối không được dùng.
Đi cùng với thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không thì khoai mỡ cũng là loại khoai được quan tâm. Bạn hoàn toàn có thể dùng khoai mỡ sau khi phẫu thuật nâng mũi. Theo như các chuyên gia thẩm mỹ thì khoai mỡ không nằm trong danh sách thực phẩm kiêng khi có vết thương hở và không chứa các thành phần khiến da tổn thương hay kích ứng.
Khoai mỡ có hàm lượng lớn chất xơ cùng các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, B6, khoáng chất,… giúp vết thương kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường hấp thụ sắt. Do đó, sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khoai mỡ vào thực đơn hàng ngày để giúp mũi nhanh lành và vào dáng.
Theo như lời khuyên của nhiều chuyên gia thẩm mỹ thì bạn có thể ăn sắn sau khi phẫu thuật nâng mũi vì nó hoàn toàn không gây kích ứng. Trong Đông Y thì loại củ này có tính thanh mát, giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt và cung cấp lượng nước cho cơ thể.
Loại củ này có hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào cho da cũng như giúp làn da có thêm độ ẩm. Vậy nên sau khi nâng mũi, bạn bổ sung loại củ này vào bữa ăn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp vết thương phục hồi nhanh hơn.
Tìm hiểu chi tiết: Nâng mũi ăn ốc được không? Cần kiêng bao lâu có thể ăn ốc?
Dù đã có đáp án cho thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không nhưng bạn cũng đứng quá chủ quan khi lạm dụng quá nhiều. Không những thế, bạn cũng cần chế biến đúng cách và tránh nấu với quá nhiều dầu mỡ. Dưới đây là những gợi ý về cách chế biến khoai tây vừa ngon vừa lành mạnh, tốt cho cả người đang ăn kiêng.
Khoai tây luộc là cách chế biến đơn giản nhất mà không dùng đến gia vị, giúp dưỡng chất và hương vị của món ăn được giữ nguyên vẹn. Món ăn này có thể dùng cho bữa sáng và các bữa phụ trong ngày để có thêm năng lượng mà không lo bị béo.
Một món ngon từ khoai tây mà bạn có thể chế biến ngay hôm nay chính là món súp hầm với xương. Món canh này sẽ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là sau khi phẫu thuật, cơ thể đang cần hồi phục. Nguyên liệu và cách làm cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần hầm xương và khoai tây sao cho thật mềm rồi ăn cùng bún tươi hay cơm để không bị ngán.
Cháo thịt bằm cũng là món ăn mà bạn nên thử nếu muốn dùng khoai tây sau nâng mũi. Bạn chỉ cần chuẩn bị, gạo, thịt bằm với khoai tây thái hình hạt lựu cùng các gia vị thông dụng để nấu thành cháo để vừa ngon miệng vừa dễ nhai nuốt khi mũi còn sưng đau. Không những thế, món ăn này còn cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một món ăn mà bạn có thể lựa chọn nữa chính là salad khoai tây kết hợp một số loại rau củ, quả như cà chua, dưa leo, bắp luộc, xà lách, tôm luộc, thịt bò,… Món ăn này vừa thanh đạm lại vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhất là là vitamin và chất xơ rất tốt cho cơ thể sau nâng mũi.
Có thể bạn quan tâm: Giá nâng mũi là bao nhiêu? Bảng giá tổng hợp các dịch vụ nâng mũi
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể dùng khoai tây sau nâng mũi nhưng bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây để không bị các tác dụng phụ trong quá trình phục hồi vết thương
Với các chia sẻ chi tiết trên đây hy vọng bạn đã có được đáp án chính xác cho thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không? Và để được các chuyên gia thẩm mỹ chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ làm đẹp thì hãy gọi cho thẩm mỹ Như Hoa nhé!
Tìm hiểu ngay: Các phương pháp nâng đầu mũi cho dáng mũi chuẩn đẹp
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?