Nâng mũi được xem là phương pháp làm đẹp hiệu quả và nhanh chóng để có dáng mũi như ý. Tuy nhiên, sau phẫu thuật nâng mũi, khách hàng cũng có nhiều thắc mắc để tránh các biến chứng cũng như để mũi mau vào dáng. Và một trong những thắc mắc đó chính là nâng mũi ăn nước tương được không? Dưới đây là những chia sẻ chi tiết từ các chuyên gia thẩm mỹ Như Hoa để bạn có được cách ăn uống và chăm sóc dáng mũi phù hợp nhất.
Không có bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy ăn nước tương có ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi. Thế nên việc ăn nước tương sau phẫu thuật nâng mũi là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên việc có nên ăn hay không nên ăn nước tương trước và sau phẫu thuật nâng mũi còn tùy vào tình trạng cụ thể của bạn. Chính vì thế mà bạn nên xin ý kiến và tuân theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ về cách kiêng cữ để quá trình phục hồi hiệu quả hơn.
Thông thường, sau khi tiến hành phẫu thuật thì bạn phải cần khoảng 1-3 tháng để dáng mũi phục hồi và vào form. Một số đối tượng có cơ địa dữ hay bị dị ứng, khó lành thì còn phải cần đến thời gian lâu hơn (3 – 6 tháng) dáng mũi mới ổn định. Tuy nhiên nếu khi dáng mũi chưa tự nhiên thì nó vẫn có thể bị biến dạng nếu không có cách chăm sóc, kiêng cữ cẩn thận.
Sau khi có câu trả lời nâng mũi có được ăn nước tương không thì bạn cũng cần lưu ý một số gia vị sau đây để tránh làm ảnh hưởng xấu đến dáng mũi.
Mắm tôm là gia vị đầu tiên mà bạn cần lưu ý sau khi nâng mũi. Loại mắm này được chiết xuất từ ba nguyên liệu chính là muối ăn sạch, thính gạo và đặc biệt là tôm hoặc tép biển. Sau khi các nguyên liệu này được sơ chế và làm sạch thì chúng sẽ được ủ trong hủ một thời gian cho đến khi tạo thành một loại cốt sền sệt màu nâu pha tím.
Mùi hương của loại mắm này khi còn nguyên chất thì khá nồng và đậm vị vì thế nếu không ăn được thì có thể cảm thấy khó dùng. Nhưng nếu đã ăn quen thì có thể sẽ bị hấp dẫn. Một số món ăn có mắm tôm kể đến như: Cà pháo, bún đậu, mắm chưng trứng,…
Theo nhiều nghiên cứu thì mắm tôm có hàm lượng lớn axit amin tyrosine và chất này có thể chuyển thành hợp chất melanin. Và đây là loại chất khiến da bị sạm nếu làn da tiếp xúc với ánh mặt trời. Đây là nguyên nhân chính khiến da bị thâm sẹo.
Khi đã hiểu nguyên nhân và hậu quả khi ăn mắm tôm sau nâng mũi thì bạn hãy che chắn cẩn thận nếu chẳng may ăn nhầm mắm tôm. Tuy nhiên các chuyên gia thẩm mỹ vẫn thường khuyên khách hàng nên hạn chế ăn mắm tôm sau nâng mũi ít nhất 1 tuần để có kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng cần phải che chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời nhất là trời đang nắng gắt vào buổi trưa.
Đọc thêm: Nâng mũi ăn rau răm được không? Loại rau nào nên ăn sau nâng mũi
Một loại gia vị tiếp theo nên hạn chế ăn chính là mắm ruốc vì nó cũng là loại gia vị có thể gây ra các biến chứng tiêu cực khiến quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật bị đình trệ. Bản chất của loại mắm này làm từ con ruốc biển với vị mặn của muối và hàm lượng đạm khá cao.
Đây là một trong số các nguyên nhân khiến vết thương bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy và bong tróc. Với người có cơ địa nhạy cảm thì ăn mắm ruốc trong suốt quá trình này còn khiến vết thương bị sẹo cần cứng, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Không những thế nếu mua nhầm mắm ruốc kém chất lượng hay chế biến không đúng thì có thể khiến cơ thể nhiễm độc và sức khỏe bị tổn hại.
Khám phá ngay: Nâng mũi ăn ốc được không? Cần kiêng bao lâu có thể ăn ốc?
Mắm nêm cũng là loại mắm mà người vừa phẫu thuật nâng mũi hạn chế ăn. Vì loại mắm này được làm từ cá và ủ lên men có tính tanh, kết hợp cùng tỏi và ớt khiến cho vùng da bị kích ứng, khiến vết thương hở mưng mủ, nhiễm trùng.
Ngoài ra nếu bạn chế biến mắm nêm mà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này không ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi da sau phẫu thuật mà còn khiến cơ thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,…
Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Bạn hoàn toàn không phải kiêng nước mắm sau khi nâng mũi nhưng lưu ý chỉ nên chấm vừa phải, không dùng một lượng lớn trong bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo thêm: Nâng mũi ăn rau nhút được không? Cách chăm sóc sau nâng mũi để có form mũi đẹp
Khi đã hiểu nâng mũi ăn nước tương được không cũng như một số loại gia vị mà bạn cũng cần lưu ý sau nâng mũi thì việc chăm sóc mũi sau phẫu thuật cũng là điều bạn cần biết
Xem thêm bài viết: Thu nhỏ cánh mũi và những điều cần biết để có tỉ lệ mũi chuẩn đẹp
Dưới đây là những hình ảnh mà khách hàng trải nghiệm dịch vụ phẫu thuật nâng mũi tại Thẩm mỹ Như Hoa để bạn có thể tham khảo:
Với những thông tin hữu ích trên đây hy vọng bạn đã trả lời được thắc mắc nâng mũi ăn nước tương được không? Và để có dáng mũi đẹp như ý, bạn hãy gọi ngay cho Như Hoa để được các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ hỗ trợ theo quy trình chuyên nghiệp nhé!
Có thể bạn quan tâm: Thu nhỏ cánh mũi giá bao nhiêu? Tìm hiểu chi tiết phương pháp này
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?