Thực đơn sau nâng mũi là yếu tố quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý để vết thương nhanh chóng phục hồi và dáng mũi nhanh ổn định. Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất chính là nâng mũi ăn mít được không? Bài viết này sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác cho vấn đề này.
Sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn mít bình thường. Mít là loại trái cây có vị ngọt với hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng phải kể đến như: Canxi, sắt, kali, vitamin A, B, C,… có nhiều lợi ích cho quá trình phát triển của cơ thể như:
Chính vì loại quả này có hàm lượng vitamin cao nên giúp chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ chống viêm, giảm sưng cũng như tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương nhanh phục hồi.
Không có bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy mít có ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, khi chọn thực phẩm sau phẫu thuật, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và dễ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Mít cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng cũng có thể gây kích ứng ở một số người do thành phần chất dinh dưỡng hoặc đường trong mít. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì đây là loại quả có tính nóng sẽ gây nổi mụn.
Khi đã hiểu nâng mũi ăn mít được không rồi thì bạn cũng cần bỏ túi những lưu ý ăn mít sau khi nâng mũi để đảm bảo tốt cho dáng mũi và sức khỏe của mình
Xem thêm: Nâng mũi ăn nước tương được không? Có hại cho mũi sau khi nâng không?
Ngoài mít thì những loại trái cây sau đây cũng là loại hoa quả tươi mà bạn nên bổ sung cho cơ thể để giúp vết thương nhanh hồi phục
Kiwi là loại quả đến từ vùng ôn đới và được nhập khẩu về Việt Nam. Loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất là Kali, vitamin C, omega – 3 và chất chống oxy hóa cao. Bạn nên dùng khi quả này khi nó đã chín và nếu đang nâng mũi thì bạn nên cắt nhỏ chúng thành từng miếng nhỏ để tránh khiến cơ hàm hoạt động nhiều, ảnh hưởng xấu đến dáng mũi.
Cam, quýt, bưởi đều là những loại trái cây thuộc họ cam chứa hàm lượng lớn vitamin C. Theo ước tính thì mỗi 100g loại hoa quả này thì chứa khoảng 50mg vitamin C để giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của cơ thể.
Tìm hiểu chi tiết: Nâng mũi ăn ốc được không? Cần kiêng bao lâu có thể ăn ốc?
Đu đủ là loại quả quen thuộc của mọi gia đình tại Việt Nam. Trong loại quả này thường có hàm lượng lớn vitamin C ( mỗi 100 gram chứa khoảng 62mg) cùng đa dạng chất chống oxy hoá như: Folat, carotene, flavonoid và vitamin A. Do đó mà khi dùng đu đủ, vết phẫu thuật sẽ nhanh chóng phục hồi và tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, hợp chất này còn có chứa men papain rất tốt cho việc hỗ trợ hấp thụ thức ăn và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá.
Khám phá ngay: Nâng mũi ăn rau nhút được không? Cách chăm sóc sau nâng mũi để có form mũi đẹp
Khi đã có thắc mắc nâng mũi ăn mít được không thì bạn cũng cần biết các loại thực phẩm mà bạn nên kiêng sau khi phẫu thuật mũi
Thịt bò
Thịt bò luôn là cái tên đứng đầu trong danh sách các món cần kiêng khi cơ thể có vết thương hở. Thịt bò chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng nhất là protein rất tốt cho cơ thể nhưng nếu cơ thể đang có vết thương thì nó sẽ làm vết thương tăng sinh mạnh, tạo ra màu da không đều màu, gây sẹo lồi, khiến khuôn mặt mất tính thẩm mỹ. Vậy nên bạn cần hạn chế dùng thịt bò trong thời gian sau phẫu thuật.
Thời gian mà bạn cần kiêng thịt bò khoảng ít nhất 1 tháng cho đến khi vùng mũi đã lành và dáng mũi đã ổn định. Và nếu cơ địa không tốt thì bạn còn cần thời gian lâu hơn mới được dùng thịt bò.
Thịt gà cả da
Trong thịt gà có hàm lượng lớn chất dinh dưỡng như: Vitamin C, A, E, axit béo, protein, lipid, khoáng chất,… Đây đều là những dưỡng chất mà cơ thể rất cần. Nhưng theo các nghiên cứu này nếu chẳng may có vết thương hở mà dùng thịt gà cả da thì có thể khiến vùng da này mưng mủ, ngứa ngáy, lâu lành,… Vậy nên các chuyên gia khuyên khách hàng sau nâng mũi không được dùng thịt gà trong vòng ít nhất 1 tháng.
Tham khảo thêm: Sửa mũi hỏng giúp khắc phục biến chứng, trả lại dáng mũi tự nhiên nhất
Hải sản
Thông thường, bạn sẽ thường bắt gặp các loại hải sản như tôm, cua, mực, hàu, sứa,… trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn không nên dùng các loại hải sản này ít nhất 1 tháng sau khi thực hiện nâng mũi vì chúng có thể khiến vết thương chảy dịch, sưng tấy, mưng mủ và thậm chí để lại sẹo, làm da thâm đen, lâu lành. Với người có cơ địa xấu thì bạn còn cần phải kiêng các loại thực phẩm này khoảng 3 tháng sau phẫu thuật mũi.
Rau muống
Rau muống được biết đến là loại rau tốt cho cơ thể bởi có hàm lượng lớn canxi, chất xơ và nhất là sắt. Tuy nhiên với cơ thể có vết thương hở nói chung và nâng mũi nói riêng thì không nên ăn rau muống hay các món ăn chế biến từ nước rau muống để tránh vết thương lâu lành, bị sẹo lồi, sẹo xấu, sẹo thâm, mất thẩm mỹ,…
Đồ nếp
Một loại thực phẩm khác mà các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên dùng sau nâng mũi chính là các món ăn từ nếp như: Bánh tét, bánh chưng, xôi,… Các món ăn này có tính nóng nên bạn đừng dùng để tránh khiến cơ thể bị bội nhiễm và nhiễm trùng nặng hơn. Không những thế, việc ăn xôi còn có thể làm cơ thể tăng sinh collagen, khiến vết thương mới xuất hiện sẹo lồi.
Các loại trứng
Các loại trứng có thành phần như thịt bò, thịt gà và rau muống với hàm lượng lớn protein vì thế có thể khiến collagen tăng sinh. Tuy nhiên nếu vết thương chưa lành mà dùng thực phẩm này thì có thể khiến vùng phẫu thuật có sẹo lồi. Không những thế khi dùng trứng thì vết thương của bạn còn có thể bị ngứa, dị ứng,… Vì thế bạn phải kiêng các loại trứng này ít nhất khoảng 3 – 4 tuần đến khi nào vết thương lành hẳn.
Chất kích thích
Các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,… cũng là những loại thực phẩm mà bạn cần tránh sau nâng mũi. Các chất này có thể cản trở sự phục hồi của vết thương cũng có thể tương tác với một số loại thuốc gây giảm tác dụng và kéo dài thời gian phục hồi vết thương
Với những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nâng mũi ăn mít được không cũng như các vấn đề liên quan. Và để có được những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia thì hãy gọi ngay cho thẩm mỹ Như Hoa nhé!
Có thể bạn cần biết: Tìm hiểu nâng mũi sụn nhân tạo và những lưu ý không thể bỏ qua
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?