Nâng mũi bị bầm mắt là hiện tượng thường gặp, mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Thông thường, tình trạng bầm mắt sẽ diễn ra trong khoảng một tuần sau phẫu thuật, sưng nhiều nhất trong 48 giờ đầu và bắt đầu giảm dần từ ngày thứ ba trở đi. Vậy nâng mũi bị bầm mắt có nguy hiểm không? Hãy cùng Thẩm mỹ Như Hoa giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Nâng mũi bị bầm mắt là hiện tượng thường gặp và không nguy hiểm. Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ thực hiện việc bóc tách, tái tạo cấu trúc của mũi nên sẽ tác động đến mô mềm và các mạch máu xung quanh. Tác động dẫn đến việc sưng nề, bầm tím ở những vùng như mắt, má do khu vực này gần với vùng mũi. Tuy bầm mắt sau nâng mũi là điều bình thường nhưng trong một số trường hợp, bạn cũng nên lưu tâm.
Nâng mũi bị bầm mắt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định nguyên nhân chính xác đảm bảo cho quá trình thực hiện các biện pháp hồi phục nhanh chóng hơn.
Mỗi người có cơ địa dựa trên yếu tố di truyền, lối sống và thói quen sinh hoạt khác nhau. Do đó, tốc độ lành vết thương, mức độ của các triệu chứng khác nhau ở từng cá nhân.
Với những người có cơ địa dễ bầm tím, thành mạch máu mỏng và quá trình tái tạo tế bào diễn ra chậm hơn, các vết bầm quanh mắt sẽ lưu lại lâu hơn, mức độ bầm cũng nhiều hơn và lan rộng hơn.
Ngược lại, những người cơ địa lành nhanh, ít bầm thì chỉ mất khoảng 5 – 7 ngày (thậm chí có trường hợp sau 3 ngày đầu) là các vết bầm nếu có hầu như đã biến mất.
Tay nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi đóng vai trò quan trọng. Tay nghề bác sĩ liên quan đến thao tác bóc tách, đặt sụn, cân chỉnh dáng mũi. Bác sĩ phẫu thuật giỏi thực hiện thao tác chuẩn, nhẹ nhàng, giúp kiểm soát chảy máu, giảm được xâm lấn, tác động không cần thiết lên mũi. Từ đó, mũi đỡ sưng bầm hơn so với những bác sĩ tay nghề yếu hoặc những người tay ngang không có chuyên môn.
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương. Nếu nhận thấy vết sưng và bầm tím kéo dài hơn 2 tuần, bạn hãy check lại xem liệu mình có từng:
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu hết chảy máu? Cách xử lý chảy máu sau khi nâng mũi
Bầm mắt sau nâng mũi không ảnh hưởng đến thị lực vì đây là dấu hiệu tự nhiên và sẽ tự hết đi. Tuy nhiên, nếu sưng mắt kéo dài, ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý kịp thời.
Cơ thể con người có khả năng tự phục hồi, bù đắp những tổn thương. Do đó các vết thâm dưới da thường chỉ là tạm thời. Thực tế cho thấy, vết bầm thường giảm rõ rệt nhất là sau khoảng 48 giờ kể từ khi phẫu thuật và dần biến mất trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó.
Các vết bầm chuyển từ màu đỏ sang đen, rồi xanh lục nhạt, sau đó ngả sang vàng nâu trước khi trở lại trạng thái ban đầu. Cùng với đó cảm giác đau, sưng nề và nặng mũi cũng giảm đi nhiều.
Thời gian bình phục có thể khác nhau ở mỗi người. Dù vậy, khoảng thời gian này chỉ mang tính tương đối. Nếu bạn băn khoăn về việc nâng mũi nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn đầy đủ nhất.
Đọc thêm: Nâng mũi bị dị ứng sụn có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và cách điều trị
Nâng mũi bị bầm mắt là hiện tượng bình thường và có thể xử lý bằng một vài phương pháp đơn giản dưới đây.
Chườm ấm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm bầm tím sau nâng mũi vào giai đoạn sau 3-4 ngày đầu tiên. Khi chườm ấm, nhiệt độ sẽ giúp giãn nở mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giúp tan máu bầm nhanh hơn. Sử dụng khăn mềm hoặc túi chườm ấm. Chườm nhẹ nhàng lên vùng da bầm tím, mỗi lần 15-20 phút, mỗi ngày 3-4 lần. Lưu ý, bạn tránh chườm quá nóng hoặc chườm trực tiếp lên da.
Nếu sau khi chườm ấm mà tình trạng bầm mắt do nâng mũi vẫn không cải thiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kê toa thuốc đặc trị. Bạn cũng có thể dùng thuốc tan bầm, nhưng cần đảm bảo có sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp xúc với khói thuốc lá và sử dụng rượu bia làm cản trở quá trình hồi phục vết thương sau khi nâng mũi.
Chế độ ăn uống khoa học giúp cho mũi nhanh lành, vào form nhanh. Một số chú ý dành cho người vừa nâng mũi về việc nên và kiêng các thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi đó là:
Các thực phẩm nên ăn:
Các thực phẩm nên hạn chế:
Khách hàng mới nâng mũi nên hạn chế các đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến vết thương như:
Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giảm các ảnh hưởng nâng mũi bị sưng bầm mắt. Trong tuần đầu tiên vì vết thương vẫn còn đang chưa ổn định, cho nên chúng ta cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh ảnh hưởng đến vết thương.
Đọc thêm: Tình trạng nâng mũi bị sưng 1 bên có nguy hiểm không? Lý do và cách xử lý
Để nâng mũi nhanh hồi phục, ít sưng bầm và đạt kết quả ưng ý, bạn cần lựa chọn địa chỉ thực hiện phẫu thuật uy tín, lựa chọn những bác sĩ chuyên môn cao, được chị em đánh giá cao về tay nghề và feedback tốt về độ “mát tay”.
Dưới đây là feedback của khách hàng nâng mũi tại Thẩm mỹ Như Hoa:
Xem thêm dịch vụ mũi của Như Hoa:
Nâng mũi bán cấu trúc là gì? Ưu điểm và sự khác biệt của kỹ thuật này
Có nên tiêm filler mũi? Thông tin cần biết để tiêm filler mũi an toàn
Nâng mũi bị bầm mắt được giải thích thông qua bài viết giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quan. Nếu có nhu cầu thăm khám và tư vấn trực tiếp với Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, vui lòng liên hệ số hotline 097.406.2222. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Thẩm mỹ Như Hoa sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?