Trước khi nâng mũi, bạn cần tìm hiểu quá trình phục hồi kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Trong bài viết này, Thẩm mỹ Như Hoa sẽ cùng bạn đi giải đáp các thắc mắc “Nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường?”, “Nâng mũi bao lâu thì hết sưng?” để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
“Nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường?” là thắc mắc chung của tất cả mọi người khi tìm đến phương pháp nâng mũi. Theo các chuyên gia, thời gian phục hồi của mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường sau trung bình 1 tháng là vết thương đã lành hẳn, mũi bắt đầu vào form dáng. Lúc này, bạn không cần phải kiêng cữ nhiều như trước.
Với các hoạt động sinh hoạt quen thuộc hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, đi học, đi làm,… thì sau khi nâng mũi, bạn đã có thể thực hiện luôn. Tuy nhiên, với các hoạt động gắng sức như tập thể dục thể thao, hoặc đi bơi, massage mặt, nặn mụn, kể cả quan hệ tình dục hay,….. đều nên hạn chế cho đến khi vết thương ổn định, mũi vào form dáng.
Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn cần tránh thực hiện các hoạt động sau:
Những trường hợp vừa nâng mũi xong là một thủ thuật tạo khoang trong cơ thể. Trong quá trình tạo khoang đó, các mạch máu sẽ được cầm tạm thời. Do vậy, khi bạn quan hệ sẽ gây ra biến chứng như nhịp mạch, huyết áp tăng lên gây bục các điểm đầu mạch, máu sẽ chảy vào các khoang gây ứ máu và tụ máu.
Để đảm bảo mũi ổn định và phục hồi nhanh hơn, bạn cố gắng hạn chế quan hệ vợ chồng trong khoảng 2 đến 3 tuần. Khi mũi đã dần hồi phục với cấu trúc xương ổn định hơn thì bạn có thể quay trở lại chuyện chăn gối. Trong trường hợp bạn vẫn còn lo lắng thì hãy đợi khoảng 1 tháng để đảm bảo cấu trúc mũi ổn định và mũi vào form dáng.
Hoạt động vận động mạnh hoặc làm việc ở cường độ cao có thể tạo áp lực lên vùng mũi và gây sưng đau, gây nguy cơ tổn thương hoặc làm giảm hiệu quả của phẫu thuật.
Trong giai đoạn phục hồi, hãy tránh các hoạt động như tập thể dục, chạy, nhảy, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động vận động mạnh nào khác mà có thể tác động tới vùng mũi. Khi dáng mũi đã ổn định thì bạn có thể thoải mái chơi thể thao mà không cần lo lắng hay hạn chế gì.
Uống rượu, hút thuốc gây tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi nói riêng. Rượu có thể gây tăng tác động mạch máu và làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc sưng tấy vùng mũi.
Hút thuốc sẽ giảm tác dụng của thuốc giảm sưng viêm, thuốc kháng sinh và giảm lượng bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Để vết thương được mau lành và tránh nhiễm trùng, tốt nhất bạn nên kiêng toàn bộ chất kích thích ít nhất 4 – 6 tuần sau khi nâng mũi.
Các tác động lên mũi như sờ nắn, nặn mụn hay lột mụn được khuyên là không nên làm nếu bạn vừa mới nâng mũi. Những hành động này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vết thương và dáng mũi.
Phẫu thuật nâng mũi là một quy trình phức tạp và quá trình phục hồi sau phẫu thuật cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như:
Mỗi người có cơ địa và quá trình phục hồi khác nhau. Yếu tố này bao gồm hệ thống miễn dịch của cơ thể, quá trình tái tạo mô và khả năng phục hồi tự nhiên. Một cơ địa tự nhiên tốt thường giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu như bạn hay bị kích ứng hay cơ địa kém hơn thì thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn.
Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật là yếu tố lớn ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi. Một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp tăng khả năng thành công của quá trình nâng mũi và giảm nguy cơ biến chứng.
Nếu bạn nâng mũi ở cơ sở kém chất lượng với bác sĩ thiếu kinh nghiệm sẽ dẫn đến những sai sót khó tránh khỏi như nhiễm trùng, tụt sụn sau một thời gian hay lệch vách ngăn,… khiến mũi bị tổn thương và phải tháo sụn sớm. Do vậy, trước khi quyết định nâng mũi, bạn phải tìm hiểu thật kỹ cơ sở nào uy tín, chất lượng để thực hiện phẫu thuật.
Xem thêm thông tin: Nâng mũi cấu trúc sụn tai và những thông tin bạn cần biết
Sụn nâng mũi được sử dụng trong quá trình phẫu thuật cũng liên quan đến quá trình phục hồi. Mỗi chất liệu sụn khác nhau sẽ mang lại hiệu quả tương thích ở từng người khác nhau.
Nếu như sử dụng sụn tự thân thì dáng mũi sẽ đảm bảo độ tương thích cao bởi sụn được lấy từ chính cơ thể như sụn vành tai, sụn sườn,… Do đó, quá trình hồi phục sẽ thêm thuận lợi, hạn chế tình trạng đào thải hay kích ứng chất liệu.
Với sụn nhân tạo, để đảm bảo an toàn và duy trì dáng mũi đẹp thì nên cân nhắc lựa chọn chất liệu sinh học vì tương thích tốt. Nếu chẳng may sử dụng nhầm sụn kém chất lượng tại các cơ sở không uy tín thì sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm, buộc bác sĩ phẫu thuật xử lý, dẫn đến quá trình phục hồi lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi cấu trúc là gì? Ưu điểm và hạn chế của nâng mũi cấu trúc
Việc chăm sóc hậu phẫu thuật cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thời gian phục hồi. Nếu như bạn không chú ý trong vấn đề vệ sinh hằng ngày có thể dẫn đến các hiện tượng như viêm chân chỉ, nhiễm trùng, chảy dịch, sưng tấy kéo dài làm cho cho vết thương mãi không lành.
Thêm vào đó, nếu để mũi bị va đập do chơi thể thao, tai nạn, hoạt động thể lực mạnh,… sẽ làm cho dáng mũi có nguy cơ bị lệch, tụ dịch, phải chỉnh sửa lại. Để phẫu thuật chỉnh sửa mũi lần hai phải đợi mũi ổn định và thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với lần đầu.
Đọc thêm: Nâng mũi bao lâu thì đi làm được? Mẹo chăm sóc mũi nâng nhanh phục hồi
Bên cạnh câu hỏi “Nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường?” thì “Phẫu thuật nâng mũi bao lâu thì hết sưng?” cũng là vấn đề yêu cầu giải đáp nhiều.
Sưng sau phẫu thuật nâng mũi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và cần thời gian nhất định để phục hồi. Tùy vào cơ địa của từng người và tay nghề của bác sĩ mà mức độ sưng nề sẽ nhiều hoặc ít.
Sau quá trình nâng mũi, tình trạng sưng nề sẽ giảm và hoàn toàn biến mất trong khoảng 2 đến 4 tuần. Với những ai cơ địa lành, ít sưng bầm thì chỉ sau 1 tuần dáng mũi đã trở về như bình thường. Quá trình phục hồi sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu hết tím? Các cách giảm sưng tím mà bạn không nên bỏ lỡ
Để giảm sưng sau phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thông tin liên quan: Nâng mũi bao lâu thì rửa mặt được? Hướng dẫn rửa mặt đúng cách sau khi nâng mũi
Hy vọng qua bài viết trên của Thẩm mỹ Như Hoa đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc “Nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường?” cũng như “Nâng mũi bao lâu thì hết sưng?” một cách đầy đủ và chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nâng mũi uy tín tại Hà Nội thì hãy đến ngay với Thẩm mỹ Như Hoa. Với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, hệ thống cơ sở hiện đại và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hứa hẹn giúp bạn nâng tầm nhan sắc với dáng mũi phù hợp nhất!
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã thay nhan sắc cho bao nhiêu khách hàng?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ và tái tạo?
Học vị hiện tại của Bác sĩ Tống Hải là gì?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tên đầy đủ là gì?
Bác sĩ được bình chọn nâng mũi đẹp nhất Hà Nội?
Chức vị hiện tại của Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải tốt nghiệp tại trường nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải được trao bằng Tiến sĩ vào ngày nào?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã gắn bó với Thẩm mỹ Như Hoa bao lâu?
Tiến sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ Tống Hải đã mất bao lâu để chuẩn bị và nghiên cho luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ”?